eSIM là gì? Định danh và xác thực điện tử dựa theo nguyên tắc nào?
eSIM là gì? Định danh và xác thực điện tử dựa trên nguyên tắc nào?
eSIM là gì?
eSIM là viết tắt của của cụm từ Embedded SIM, một loại SIM điện tử được tích hợp trực tiếp vào thiết bị, thay vì sử dụng thẻ SIM vật lý truyền thống mà bạn có thể tháo ra lắp vào. eSIM là dòng SIM thế hệ mới phù hợp để sử dụng trong các thiết bị điện tử nhỏ, không có đủ không gian để chứa một thẻ SIM vật lý như đồng hồ thông minh, hoặc điện thoại chỉ có 1 khay SIM.
eSIM giúp dễ dàng chuyển đổi giữa các gói cước di động mà không cần tháo lắp SIM theo kiểu truyền thống, giúp tiết kiệm thời gian và loại bỏ rủi ro mất hoặc hỏng SIM vật lý.
Ngoài ra, eSIM còn giúp tiết kiệm không gian, cho phép các nhà sản xuất điện thoại tạo ra những thiết kế mỏng nhẹ hơn.
eSIM có các đặc trưng sau đây:
- Không cần khe cắm SIM vật lý, giúp thiết kế thiết bị mỏng hơn;
- Tích hợp trực tiếp vào bảng mạch của thiết bị;
- Có thể kích hoạt và chuyển đổi nhà mạng từ xa;
Tăng khả năng chống nước và bụi cho thiết bị;
Hỗ trợ sử dụng nhiều số điện thoại trên cùng một thiết bị.
Lưu ý: Thông tin về "eSIM là gì?" trên đây chỉ mang tính chất tham khảo!
Định danh và xác thực điện tử dựa trên nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Định danh và xác thực điện tử dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 69/2024/NĐ-CP định danh và xác thực điện tử tuân theo nguyên tắc như sau:
(1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(2) Bảo đảm tính chính xác, công khai, minh bạch trong quản lý, thuận tiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(3) Bảo đảm an ninh, an toàn thiết bị, bảo mật dữ liệu khi thực hiện định danh và xác thực điện tử.
(4) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được khai thác và sử dụng danh tính điện tử phải bảo mật thông tin tài khoản định danh điện tử và tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
(5) Mọi hành vi vi phạm pháp luật về định danh và xác thực điện tử phải được phát hiện, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
(6) Bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
(7) Không được sử dụng tài khoản định danh điện tử vào hoạt động, giao dịch trái quy định của pháp luật; xâm phạm đến an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(8) Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân không được can thiệp trái phép vào hoạt động của hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử như sau:
Thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử trong các trường hợp sau đây:
a) Không hoạt động liên tục từ 06 tháng trở lên;
b) Bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật;
c) Không khắc phục vi phạm về bảo vệ dữ liệu cá nhân, an toàn thông tin, an ninh mạng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Như vậy, tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử sẽ bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử trong những trường hợp sau đây:
- Không hoạt động liên tục từ 06 tháng trở lên;
- Bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật;
- Không khắc phục vi phạm về bảo vệ dữ liệu cá nhân, an toàn thông tin, an ninh mạng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];