Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Ép người khác uống rượu bia có phải là hành vi vi phạm pháp luật?
Ép người khác uống rượu bia có phải là hành vi vi phạm pháp luật? Mức xử phạt đối với hành vi ép người khác uống rượu bia là bao nhiêu?
Ép người khác uống rượu bia có phải là hành vi vi phạm pháp luật?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
...
Như vậy, từ quy định nêu trên thì việc ép buộc người khác uống rượu bia là hành vi bị nghiêm cấm trong công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định.
Vì vậy, người nào có hành vi ép buộc người khác uống rượu bia sẽ vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo quy định.
Trên đây là thông tin về "Ép người khác uống rượu bia có phải là hành vi vi phạm pháp luật?"
Ép người khác uống rượu bia có phải là hành vi vi phạm pháp luật? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt đối với hành vi ép người khác uống rượu bia là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia quy định như sau:
Vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;
b) Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
b) Ép buộc người khác uống rượu bia.
Đồng thời, theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, theo quy định thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc người khác uống rượu bia.
Như vậy, ép buộc người khác uống rượu bia là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, người nào có hành vi ép người khác uống rượu bia sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài ra, mức phạt tiền nêu trên là đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt bằng 02 lần so với cá nhân theo quy định.
Chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định về chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia như sau:
[1] Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
[2] Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
[3] Bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; chú trọng các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của y tế cơ sở và ở cộng đồng; huy động xã hội hóa các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.
[4] Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới nhằm giảm tác hại của rượu, bia.
[5] Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];