Điều kiện để cá nhân, pháp nhân làm người giám hộ?

Cá nhân, pháp nhân cần đáp ứng điều kiện nào để được làm người giám hộ? Ai được làm người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên?

Đăng bài: 12:25 29/03/2025

Cá nhân, pháp nhân cần đáp ứng điều kiện nào để được làm người giám hộ?

[1] Đối với cá nhân

Theo Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện sau đây để được làm người giám hộ

  • Cá nhân làm người giám hộ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
  • Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ
  • Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác
  • Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

[2] Đối với pháp nhân

Theo Điều 50 Bộ luật Dân sự 2015, pháp nhân cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây để được làm người giám hộ

  • Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
  • Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Điều kiện để cá nhân, pháp nhân làm người giám hộ (Hình từ internet)

Điều kiện để cá nhân, pháp nhân làm người giám hộ (Hình từ internet)

Ai được làm người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên?

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 được xác định theo thứ tự sau đây:

[1] Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

[2] Trường hợp không có người giám hộ quy định tại [1] thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

[3] Trường hợp không có người giám hộ quy định tại [1], [2] thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Như vậy, người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên có thể là: anh ruột, chị ruột, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột tùy vào từng trường hợp quy định tại [1], [2], [3].

Ai làm người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự?

Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

[1] Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

[2] Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

[3] Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Người giám hộ được thay đổi trong trường hợp nào?

Tại Điều 60 Bộ luật Dân sự 2015, người giám hộ được thay đổi trong từng trường hợp cụ thể sau đây:

  • Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49, Điều 50 Bộ luật Dân sự 2015
  • Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;
  • Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;
  • Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 60 Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định trong trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người tại Điều 52 và Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 là người giám hộ đương nhiên; nếu không có người giám hộ đương nhiên thì việc cử, chỉ định người giám hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015

Một cá nhân có thể làm giám hộ cho nhiều người không?

Theo Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 người giám hộ được quy định như sau:

[1] Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ.

[2] Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

[3] Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.

Như vậy, tại [3] quy định một cá nhân có thể giám hộ cho nhiều người.

9 Trần Thị Kim Thương

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@nhansu.vn;

Trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

Địa điểm Kinh Doanh: Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM;

Email: info@NhanSu.vn

Điện thoại: (028) 3930 2288 - Zalo: 0932170886

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...