Đề xuất mới về quy định sáp nhập tỉnh theo Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2025 mới nhất
Tại Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2025 (bản mới nhất), Bộ Nội vụ đã có đề xuất mới về quy định sáp nhập tỉnh.
Đề xuất mới về quy định sáp nhập tỉnh theo Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2025 mới nhất (Hình từ Internet)
Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2025 – bản dự thảo mới nhất sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thư 9. Tại đây, Bộ Nội vụ đã đề xuất các quy định về sáp nhập tỉnh như sau:
Điều kiện sáp nhập tỉnh
Việc sáp nhập tỉnh phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
+ Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Bảo đảm đoàn kết, bình đẳng các dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo thuận lợi cho Nhân dân;
+ Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, miền núi, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(Khoản 2 Điều 8 Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2025)
Thẩm quyền quyết định sáp nhập tỉnh
Theo khoản 1 Điều 9 Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2025, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Trình tự, thủ tục sáp nhập tỉnh
Cụ thể tại Điều 10 Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2025 đề xuất nội dung quy định về trình tự, thủ tục sáp nhập tỉnh như sau:
[1] Chính phủ phân công Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Chính phủ để trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
[2] Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
[3] Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
[4] Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến đối với đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp xã hoặc gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để xem xét, cho ý kiến đối với đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
[5] Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
[6] Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Xem thêm
Từ khóa: sáp nhập tỉnh đơn vị hành chính Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2025 chính quyền địa phương
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;