Đề xuất: Không tử hình đối với tội tham ô tài sản trong Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản là nội dung được nêu trong Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi.
Nội dung chính
Đề xuất: Không tử hình đối với tội tham ô tài sản trong Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi (Hình từ Internet)
Đề xuất: Không tử hình đối với tội tham ô tài sản trong Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi.
Theo Điều 353 Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi (TẢI VỀ), tội tham ô tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với 04 khung hình phạt và 01 khung tình tiết bổ sung như sau:
Khung 1: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
[1] Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương 23 (Các tội phạm về chức vụ), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
[2] Lợi ích phi vật chất.
Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
[1] Có tổ chức;
[2] Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
[3] Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
[4] Gây thiệt hại về tài sản từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 6.000.000.000 đồng;
[5] Phạm tội 02 lần trở lên;
[6] Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
[7] Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
[1] Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng;
[2] Gây thiệt hại về tài sản từ 6.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng.
Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm đến 30 năm, tù chung thân hoặc tù chung thân không xét giảm án:
[1] Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000.000 đồng trở lên;
[2] Gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Lưu ý: Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều 353 Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi (TẢI VỀ).
Vậy so với Bộ luật Hình sự hiện hành, đối với tội tham ô tài sản, Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi (TẢI VỀ) đã nâng các mức định lượng tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm để định khung cơ bản, định khung hình phạt.
Ngoài ra, Bộ luật Hình sự hiện hành tại khung hình phạt cao nhất với án phạt là 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. So với Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi thì án phạt cao nhất là 30 năm tù, tù chung thân hoặc tù chung thân không xét giảm án. Như vậy, đã không còn hình phạt tử hình dành cho tội danh tham ô tài sản.
Hiệu lực của Bộ luật Hình sự được quy định như thế nào trong Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi?
Theo Điều 5, Điều 6 Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi (TẢI VỀ) quy định hiệu lực của Bộ luật Hình sự áp dụng với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam và ngoài lãnh thổ Việt Nam như sau:
Đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
[1] Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
[2] Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
[1] Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.
[2] Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
[3] Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.
Hiệu lực của Bộ luật Hình sự về thời gian
Điều 7 Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi (TẢI VỀ) quy định hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian như sau:
[1] Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.
[2] Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
[3] Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@nhansu.vn;