Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Danh sách các tỉnh miền Bắc sau sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 60
Bài viết dưới đây sẽ liệt kê các tỉnh miền Bắc sau sáp nhập tỉnh theo nội dung của Nghị quyết 60-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Danh sách các tỉnh miền Bắc sau sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 60 (Hình từ Internet)
Danh sách các tỉnh miền Bắc thuộc diện sáp nhập tỉnh theo Tờ trình 624
Bắc Bộ (miền Bắc Việt Nam) là khái niệm để chỉ vùng phía bắc nước Việt Nam. Vùng lãnh thổ phía Bắc này được chia thành 03 vùng lãnh thổ nhỏ:
– Tây Bắc bộ (bao gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La). Vùng này chủ yếu nằm ở hữu ngạn sông Hồng. Riêng Lào Cai, Yên Bái đôi khi vẫn được xếp vào tiểu vùng đông bắc.
– Đông Bắc bộ (bao gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.)
– Đồng bằng sông Hồng (bao gồm 10 tỉnh thành: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.)
Ngày 23/03/2025, Bộ Nội Vụ ban hành Tờ trình 624/TTr-BNV về Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (phục vụ thẩm định của Bộ Tư pháp).
Đơn cử, thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã thống nhất, đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền địa phương 02 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở, bỏ cấp huyện), bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân.
Trên cơ sở các tiêu chí xác định đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp (Điều 1, 2 và Điều 4) Dự thảo nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính, Bộ Nội Vụ đề có 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp; 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện không sắp xếp. Đối với cấp xã, cả nước có khoảng 9.996/ 10.035 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp.
Vậy tại Tờ trình 624/TTr-BNV, miền Bắc (Bắc Bộ) có tổng 25 tỉnh trong đó có 02 thành phố trực thuộc trung ương là Thành phố Hà Nội và Thành phố Hải Phòng. Trong đó, Thành phố Hà Nội và 06 tỉnh không thực hiện sắp xếp bao gồm: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng.
Thành phố Hải Phòng và 18 tỉnh thuộc diện sắp xếp bao gồm: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang.
Danh sách các tỉnh miền Bắc sau sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 60
Ngày 12/04/2025, tại Nghị quyết 60-NQ/TW, sau khi xem xét và thảo luận các tờ trình, đề án và báo cáo của Bộ Chính trị, căn cứ kết quả biểu quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trong đó, 08 tỉnh miền Bắc thực hiện sáp nhập với tên gọi như bảng sau:
STT |
Tỉnh/Thành phố sáp nhập |
Tên gọi mới |
Trung tâm hành chính - chính trị (Dự kiến) |
1 |
Hà Giang, Tuyên Quang |
Tuyên Quang |
Tuyên Quang |
2 |
Lào Cai, Yên Bái |
Lào Cai |
Yên Bái |
3 |
Bắc Kạn, Thái Nguyên |
Thái Nguyên |
Thái Nguyên |
4 |
Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ |
Phú Thọ |
Phú Thọ |
5 |
Bắc Giang, Bắc Ninh |
Bắc Ninh |
Bắc Giang |
6 |
Thái Bình, Hưng Yên |
Hưng Yên |
Hưng Yên |
7 |
Hải Dương, Hải Phòng |
TP. Hải Phòng (trực thuộc TW) |
TP. Hải Phòng |
8 |
Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình |
Ninh Bình |
Ninh Bình |
Vậy sau sáp nhập tỉnh, miền Bắc sẽ có 15 tỉnh. Trong đó 07 tỉnh không thuộc diện sáp nhập bao gồm: Thành phố Hà Nội (thành phố trực thuộc trung ương), Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
08 tỉnh sau sáp nhập bao gồm: Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình và Thành phố Hải Phòng (thành phố trực thuộc trung ương).
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];