Công văn 2317: Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn được cử đi đào tạo để đạt trình độ chuẩn?

Công văn 2316: Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn được cử đi đào tạo để đạt trình độ chuẩn? Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định ra sao?

Đăng bài: 12:28 20/05/2025

Công văn 2317: Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn được cử đi đào tạo để đạt trình độ chuẩn?

Ngày 13/05/2025, Bộ Nội vụ ban hành Công văn 2317/BNV-TCBC năm 2025 về việc quản lý, sử dụng viên chức làm việc tại các cơ sở y tế và giáo viên tại các trường phổ thông, mầm non.

Trong đó, Bộ Nội vụ đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện các nội dung đối với lĩnh vực giáo dục.

Cụ thể, chủ động rà soát số giáo viên được đào tạo ra trường chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019, lập kế hoạch, ký hợp đồng đặt hàng đối với các cơ sở giáo dục đại học được giao đào tạo giáo viên thực hiện đào tạo để đạt trình độ chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019.

Xem thêm chi tiết tại: Công văn 2317/BNV-TCBC năm 2025

Công văn 2317: Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn được cử đi đào tạo để đạt trình độ chuẩn?

Công văn 2317: Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn được cử đi đào tạo để đạt trình độ chuẩn? (Hình ảnh Internet)

Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được quy định như sau:

Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Như vậy, để đạt trình độ chuẩn đào tạo, giáo viên phải:

- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Quyền lợi và trách nhiệm của giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn là gì?

Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về quyền và trách nhiệm của giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn như sau:

Quyền của giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn:

- Được cơ quan quản lý, sử dụng tạo điều kiện về thời gian; được hỗ trợ tiền đóng học phí (áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật đối với sinh viên sư phạm);

- Được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục;

- Được hưởng 100 % lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn:

- Thực hiện các quy định về đào tạo, quy chế và quy định về thời gian đào tạo; chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo trong thời gian tham gia các hoạt động đào tạo;

- Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;

- Trong suốt thời gian khóa học, giáo viên vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ công tác theo quy định khi không phải tham gia các hoạt động đào tạo;

- Trường hợp giáo viên không hoàn thành chương trình đào tạo theo thời gian quy định dẫn đến phải kéo dài thời gian đào tạo thì phải tự túc các khoản chi phí đào tạo phát sinh trong thời gian đào tạo kéo dài.

Xem thêm 

Từ khóa: Trình độ chuẩn Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn Đào tạo để đạt trình độ chuẩn Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn được cử đi đào tạo để đạt trình độ chuẩn Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên Đào tạo nâng trình độ chuẩn Giáo viên

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...