Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Có những biện pháp ngăn chặn nào áp dụng với người chưa thành niên phạm tội?
Biện pháp ngăn chặn nào áp dụng với người chưa thành niên phạm tội là gì? Áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội trong trường hợp nào?
Có những biện pháp ngăn chặn nào áp dụng với người chưa thành niên phạm tội?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 135 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định về các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế thì có 10 biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:
- Giữ người trong trường hợp khẩn cấp;
- Bắt người theo các trường hợp quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
- Tạm giữ;
- Tạm giam;
- Giám sát điện tử;
- Giám sát bởi người đại diện;
- Bảo lĩnh;
- Đặt tiền để bảo đảm;
- Cấm đi khỏi nơi cư trú;
- Tạm hoãn xuất cảnh.
Có những biện pháp ngăn chặn nào áp dụng với người chưa thành niên phạm tội? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội?
Căn cứ vào quy định tại Điều 138 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 thì áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội trong trường hợp:
(1) Tạm giam có thể áp dụng đối với người chưa thành niên là bị can, bị cáo từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội đặc biệt nghiêm trọng khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
- Không có nơi cư trú rõ ràng;
- Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
- Tiếp tục phạm tội hoặc có căn cứ xác định người này tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để tiếp tục phạm tội;
- Có hành vi tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
(2) Tạm giam có thể áp dụng đối với người chưa thành niên là bị can, bị cáo từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội rất nghiêm trọng khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
- Không có nơi cư trú rõ ràng;
- Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
- Tiếp tục phạm tội;
- Có hành vi tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
3. Tạm giam có thể áp dụng đối với người chưa thành niên là bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
- Không có nơi cư trú rõ ràng;
- Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có căn cứ xác định người này sẽ bỏ trốn;
- Tiếp tục phạm tội hoặc có căn cứ xác định người này tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để tiếp tục phạm tội;
- Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
(4) Có thể áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên là bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
Phải thông báo cho gia đình người bị tạm giữ trong thời gian bao lâu kể từ khi họ bị tạm giữ?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 135 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định về các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế như sau:
Các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
...
3. Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thông báo ngay bằng văn bản cho gia đình của họ, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết; trường hợp cần thiết có thể báo tin trực tiếp, qua điện thoại hoặc phương tiện điện tử khác nhưng ngay sau đó phải gửi thông báo bằng văn bản.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt là người chưa thành niên, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho gia đình người bị giữ, bị bắt, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết; trường hợp người bị giữ, bị bắt là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt.
Nếu việc thông báo cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt phải thông báo ngay.
Như vậy, theo như quy định trên thì khi tạm giữ người chưa thành niên phạm tội thì Cơ quan điều tra phải thông báo cho gia đình người bị tạm giữ trong vòng 12 giờ kể từ khi nhận người bị giữ.
Đồng thời, Cơ quan điều tra phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết.
Lưu ý: Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Người chưa thành niên phạm tội là gì? Hình phạt tù chung thân có áp dụng đối với người phạm tội chưa thành niên không? Quyền của người chưa thành niên bị buộc tội là gì?
Người chưa thành niên phạm tội bị hạn chế ra khỏi nhà từ 18h đến 6h hôm sau theo Luật mới? Người chưa thành niên phải xin lỗi bị hại và mong muốn được tha thứ theo Luật Tư pháp người chưa thành niên như thế nào?
12 Biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên theo Luật mới là gì? Ai là người đại diện của người chưa thành niên?
Tư pháp người chưa thành niên là gì? Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có hiệu lực khi nào? Người đủ 16 tuổi tái phạm tội thì có được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng không?
Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 trong đó có quy định về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên<br />
Tung thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 bị bãi bỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Nghị định 168 do ai ký?
Tất niên là ngày gì? Người lao động được nghỉ Tết bao nhiêu ngày? Lương, thưởng cho người lao động đi làm vào ngày Tết sẽ như thế nào?
Vạch 3.1 là gì? Được phép đè lên vạch 3.1? Lỗi đè lên vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
Thời gian, địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bình Thuận? Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 không?