Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Cử nhân Luật 2025
Quyết định 678/QĐ-BGDĐT ngày 14/3/2025 quy định chuẩn đầu ra chương trình đào tạo Cử nhân Luật năm 2025.
Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Cử nhân Luật năm 2025 (Hình từ Internet)
Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Cử nhân Luật
Chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực pháp luật trình độ đại học được ban hành kèm theo Quyết định 678/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, người học sau khi tốt nghiệp trình độ đại học đáp ứng các quy định về chuẩn đầu ra của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, đồng thời đáp ứng yêu cầu năng lực tối thiểu về kiến thức, về kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm được quy định tại tiểu mục 2.2 mục 2 như sau:
Về kiến thức:
[1] Áp dụng được kiến thức lý thuyết toàn diện và kiến thức thực tiễn cơ bản về lĩnh vực pháp luật, bao gồm: Kiến thức về lý luận, lịch sử nhà nước và pháp luật; các học thuyết chính trị - pháp lý; Luật Hiến pháp , quyền con người; nghề luật và đạo đức nghề luật; lập luận và kỹ năng viết trong nghề luật; nhóm kiến thức luật hành chính; nhóm kiến thức luật kinh tế; nhóm kiến thức luật quốc tế; nhóm kiến thức luật dân sự; nhóm kiến thức luật hình sự.
[2] Áp dụng được kiến thức cơ bản về chính trị, xã hội, lịch sử, văn hóa, truyền thống dân tộc.
Về kỹ năng:
[1] Có khả năng giao tiếp và tương tác thân thiện, hiệu quả;
[2] Có kỹ năng tóm tắt, phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu, thông tin, quy định pháp luật;
[3] Có kỹ năng phản biện;
[4] Có kỹ năng cơ bản thực hành nghề luật, phát hiện vấn đề và giải quyết các vấn đề pháp lý;
[5] Có kỹ năng diễn đạt, trình bày bằng lời nói hoặc văn bản các tri thức chuyên môn, các lập luận, quan điểm, giải pháp pháp lý; biết soạn thảo các văn bản pháp lý;
[6] Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có năng lực ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin phục vụ công việc, tìm kiếm thông tin, tra cứu văn bản pháp luật trên môi trường internet và đáp ứng yêu cầu về năng lực số theo quy định hiện hành.
Về mức tự chủ và trách nhiệm:
[1] Trung thành với Tổ quốc, có ý thức chính trị, tư tưởng vững vàng, có tinh thần thượng tôn pháp luật; ủng hộ đổi mới, bảo vệ công lý và quyền con người; có ý thức phục vụ nhân dân, phục vụ cộng đồng, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc;
[2] Trung thực, liêm chính, cẩn trọng, cầu thị, thấu hiểu; có đạo đức nghề luật;
[3] Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm; sáng tạo; có khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng một cách tự chủ và có trách nhiệm trong lĩnh vực pháp luật; có khả năng thích ứng với môi trường nghề luật trong bối cảnh thay đổi;
[4] Chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm; có khả năng hướng dẫn và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.
Danh mục các mã ngành thuộc lĩnh vực Pháp luật theo Quyết định 678QĐ-BGDĐT
Danh mục thống kê các ngành thuộc lĩnh vực Pháp luật theo quy định hiện hành bao gồm:
[1] Mã ngành: 7380101- Ngành Luật
[2] Mã ngành: 7380102- Ngành Luật hiến pháp và Luật hành chính [
[3] Mã ngành: 7380103- Ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự
[4] Mã ngành: 7380104- Ngành Hình sự và tố tụng hình sự
[5] Mã ngành: 7380107- Ngành Luật kinh tế
[6] Mã ngành: 7380108- Ngành Luật quốc tế
Ngoài các ngành đào tạo được nêu tại danh mục này, những ngành được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thực hiện thí điểm hoặc bổ sung vào danh mục đào tạo trình độ đại học thuộc lĩnh vực Pháp luật phải thực hiện theo quy định tại Chuẩn chương trình đào tạo này.
Người tốt nghiệp chương trình đào tạo thuộc lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học được cấp bằng Cử nhân
Cơ sở pháp lý: tiểu mục 1.2 mục 1 Quyết định 678/QĐ-BGDĐT ngày 14/3/2025.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];