Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Chủ nhiệm đề tài cấp bộ được quy định trong Thông tư 15 là ai?
Chủ nhiệm đề tài cấp bộ được quy định trong Thông tư 15 là ai? Đề tài cấp bộ giao trực tiếp được quy định như thế nào?
Chủ nhiệm đề tài cấp bộ được quy định trong Thông tư 15 là ai?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 15/2024/TT-BGDDT quy định như sau:
Chủ nhiệm và thành viên đề tài cấp bộ
1. Chủ nhiệm đề tài cấp bộ (sau đây gọi là chủ nhiệm) là giảng viên cơ hữu, nghiên cứu viên cơ hữu của tổ chức chủ trì, có trình độ từ thạc sĩ trở lên, có chuyên môn trong lĩnh vực khoa học và công nghệ phù hợp với nội dung của đề tài, có ít nhất một công trình công bố trên tạp chí khoa học trong hoặc ngoài nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài trong thời gian 3 năm gần nhất.
2. Các trường hợp không được phê duyệt làm chủ nhiệm
a) Đang làm chủ nhiệm đề tài cấp bộ hoặc các nhiệm vụ khoa học cấp bộ khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo tính từ thời điểm tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài;
b) Là chủ nhiệm đề tài cấp bộ hoặc các nhiệm vụ khoa học cấp bộ khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo bị thanh lý theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư này trong thời hạn 2 năm tính từ thời điểm có kết luận của Hội đồng thanh lý cấp bộ đề tài cấp bộ;
c) Đang trong thời gian bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ nhiệm
a) Xây dựng thuyết minh, dự toán đề tài cấp bộ;
b) Lựa chọn, phân công nhiệm vụ cho các thành viên tham gia nghiên cứu đề tài cấp bộ;
c) Tham gia ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân được phê duyệt trong thuyết minh đề tài để triển khai các nội dung nghiên cứu;
d) Chủ động tổ chức thực hiện các nội dung nghiên cứu theo thuyết minh đã được phê duyệt và hợp đồng đã ký; kiến nghị với tổ chức chủ trì hỗ trợ các điều kiện cần thiết để thực hiện đề tài cấp bộ;
đ) Đề xuất điều chỉnh các nội dung liên quan đến đề tài cấp bộ theo quy định; chấp hành các yêu cầu của tổ chức chủ trì và của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác báo cáo, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất;
e) Đề nghị tổ chức chủ trì đánh giá sản phẩm, nghiệm thu đề tài; trực tiếp báo cáo trước Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài cấp cơ sở, cấp bộ; thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Hội đồng;
g) Chịu trách nhiệm về độ chính xác, tin cậy và tính trung thực của kết quả nghiên cứu; công bố kết quả nghiên cứu; phối hợp với tổ chức chủ trì xác lập quyền sở hữu trí tuệ, khai thác và chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài theo quy định;
h) Chịu trách nhiệm sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện đề tài cấp bộ hiệu quả và đúng quy định; bàn giao cơ sở vật chất, trang thiết bị, các loại tài sản khác (nếu có) và kết quả nghiên cứu được hình thành từ kinh phí thực hiện đề tài cho tổ chức chủ trì trong vòng 30 ngày kể từ khi đề tài được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận hoàn thành;
i) Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Hội đồng thanh lý theo quy định khi đề tài bị thanh lý;
k) Thực hiện cung cấp đầy đủ tài liệu cho công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán khi có yêu cầu.
4. Thành viên đề tài cấp bộ có chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài; thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của chủ nhiệm và có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại điểm g, h, i, k khoản 3 Điều này.
Như vậy, chủ nhiệm đề tài cấp bộ là giảng viên cơ hữu, nghiên cứu viên cơ hữu của tổ chức chủ trì, có trình độ từ thạc sĩ trở lên, có chuyên môn trong lĩnh vực khoa học và công nghệ phù hợp với nội dung của đề tài, có ít nhất một công trình công bố trên tạp chí khoa học trong hoặc ngoài nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài trong thời gian 3 năm gần nhất.
Chủ nhiệm đề tài cấp bộ được quy định trong Thông tư 15 là ai? (Hình từ Internet)
Đề tài cấp bộ giao trực tiếp được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 15/2024/TT-BGDDT quy định về đề tài cấp bộ giao trực tiếp như sau:
- Đề tài cấp bộ giao trực tiếp là đề tài thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật khoa học và công nghệ 2013.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định danh mục đề tài cấp bộ giao trực tiếp và lựa chọn, chỉ định tổ chức chủ trì thực hiện tuyển chọn cá nhân thực hiện đề tài.
- Tổ chức chủ trì báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả tuyển chọn chủ nhiệm đề tài; danh mục tổ chức, cá nhân được tuyển chọn thực hiện đề tài cấp bộ theo Mẫu 13 kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BGDDT, thuyết minh đề tài cấp bộ theo Mẫu 7 kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BGDDT.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định nội dung và kinh phí đề tài theo quy định tại Điều 10 và phê duyệt đề tài cấp bộ giao trực tiếp theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2024/TT-BGDDT.
- Đề tài cấp bộ giao trực tiếp được triển khai thực hiện theo các quy định tại Thông tư 15/2024/TT-BGDDT.
- Trường hợp đề tài cấp bộ giao trực tiếp có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước thì quá trình phê duyệt, thực hiện đề tài và quản lý kết quả nghiên cứu của đề tài được thực hiện theo quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
Kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện đề tài cấp bộ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 15/2024/TT-BGDDT quy định về việc kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện đề tài cấp bộ như sau:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra định kỳ hằng năm hoặc đột xuất tình hình thực hiện đề tài cấp bộ.
- Tổ chức chủ trì báo cáo với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình thực hiện đề tài cấp bộ theo mẫu 17 kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BGDDT trước ngày 01 tháng 12 hằng năm.
Lưu ý: Thông tư 15/2024/TT-BGDDT có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 1 năm 2025.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];