Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định trên xe ô tô bị phạt bao nhiêu?
Chở người quá số lượng quy định trên xe ô tô bị phạt bao nhiêu? Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép là khi nào?
Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định trên xe ô tô bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định cụ thể về xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước hoặc chuyển làn đường không đúng quy định “mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;
b) Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định;
c) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm n, điểm o khoản 5 Điều này;
d) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh;
...
Như vậy, thông qua quy định trên thì chở người trên buồng lái quá số lượng quy định trên xe ô tô thì bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
Xem thêm: Xe ô tô chở quá số người trên buồng lái thì có bị giam bằng hay không?
Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định trên xe ô tô bị phạt bao nhiêu?
Quy định về hình thức xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả, thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề ra sao?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định cụ thể về hình thức xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả; thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề như sau:
- Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
+ Tịch thu phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
- Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong trường hợp không áp dụng là hình thức xử phạt chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
- Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra, trừ các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm e, điểm n, điểm p khoản này;
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;
+ Buộc tái xuất phương tiện khỏi Việt Nam;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
+ Buộc phá dỡ các vật che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;
+ Buộc lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của phương tiện, thiết bị theo quy định hoặc tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định;
+ Buộc cấp thẻ nhận dạng lái xe cho lái xe theo quy định;
+ Buộc tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, quy trình hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;
+ Buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe, dây đai an toàn, ghế ngồi cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học, dụng cụ, thiết bị chuyên dùng để cứu hộ, hỗ trợ cứu hộ trên xe theo đúng quy định;
+ Buộc tháo dỡ thiết bị âm thanh, ánh sáng lắp đặt trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
+ Buộc cung cấp, cập nhật, truyền dẫn, lưu trữ, quản lý thông tin, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe lắp trên xe ô tô theo quy định;
+ Buộc điều chỉnh lại chỉ số trên đồng hồ báo quãng đường của xe ô tô bị làm sai lệch;
+ Buộc khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong chứng nhận đăng ký xe theo quy định;
+ Buộc thực hiện đúng quy định về biển số xe, quy định về kẻ hoặc dán chữ, số biển số, thông tin trên thành xe, cửa xe, quy định về màu sơn, biển báo dấu hiệu nhận biết của xe;
+ Buộc khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn kỹ thuật ban đầu của xe và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;
+ Buộc thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;
+ Buộc làm thủ tục đổi, thu hồi, cấp mới, cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
+ Buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung;
+ Buộc đưa phương tiện quay trở lại Khu kinh tế thương mại đặc biệt, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế.
Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép là khi nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định cụ thể về thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề như sau:
- Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;
- Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;
- Khi giữ và trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm b khoản này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];