Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan và thân nhân sĩ quan tại ngũ như thế nào?
Chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan và thân nhân sĩ quan tại ngũ như thế nào? Sĩ quan tại ngũ trong Quân đội có các chế độ nghỉ nào?
Chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan và thân nhân sĩ quan tại ngũ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 quy định về chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan và thân nhân sĩ quan tại ngũ như sau:
Chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan và thân nhân sĩ quan tại ngũ
1. Sĩ quan tại ngũ được bảo đảm chăm sóc sức khỏe; khi bị thương, ốm đau, thai sản, tai nạn, rủi ro nghề nghiệp được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế và được hưởng các chế độ chăm sóc sức khỏe khác theo quy định của pháp luật.
2. Cha đẻ, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp; cha đẻ, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phổ thông của sĩ quan tại ngũ không có chế độ bảo hiểm y tế thì được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.”.
Theo đó, chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan và thân nhân sĩ quan tại ngũ như sau:
[1] Sĩ quan tại ngũ được bảo đảm chăm sóc sức khỏe; khi bị thương, ốm đau, thai sản, tai nạn, rủi ro nghề nghiệp được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế và được hưởng các chế độ chăm sóc sức khỏe khác theo quy định của pháp luật.
[2] Cha đẻ, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp; cha đẻ, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phổ thông của sĩ quan tại ngũ không có chế độ bảo hiểm y tế thì được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan và thân nhân sĩ quan tại ngũ như thế nào? (Hình từ Internet)
Sĩ quan tại ngũ trong Quân đội có các chế độ nghỉ nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định các chế độ nghỉ của sĩ quan quân đội như sau:
Các chế độ nghỉ của sĩ quan
1. Sĩ quan tại ngũ được hưởng các chế độ nghỉ sau:
a) Nghỉ phép hằng năm;
b) Nghỉ phép đặc biệt;
c) Nghỉ ngày lễ, tết;
d) Nghỉ an điều dưỡng;
đ) Nghỉ hằng tuần;
e) Nghỉ chuẩn bị hưu.
2. Trong thời gian nghỉ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, sĩ quan được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp; được thanh toán tiền nghỉ phép theo quy định tại Thông tư số 13/2012/TT-BQP ngày 21/02/2012 của Bộ Quốc phòng quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép đối với người hưởng lương làm việc trong các cơ quan, đơn vị Quân đội (sau đây gọi tắt là Thông tư số 13/2012/TT-BQP).
Như vậy, sĩ quan tại ngũ được hưởng các chế độ nghỉ sau:
- Nghỉ phép hằng năm;
- Nghỉ phép đặc biệt;
- Nghỉ ngày lễ, tết;
- Nghỉ an điều dưỡng;
- Nghỉ hằng tuần;
- Nghỉ chuẩn bị hưu.
Trong thời gian nghỉ theo quy định sĩ quan tại ngũ được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp; được thanh toán tiền nghỉ phép.
Đối tượng nào được phong quân hàm sĩ quan tại ngũ?
Căn cứ theo Điều 16 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 quy định về đối tượng phong quân hàm sĩ quan tại ngũ như sau:
Đối tượng phong quân hàm sĩ quan tại ngũ
1. Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ được phong quân hàm Thiếu úy; tốt nghiệp loại giỏi, loại khá ở những ngành đào tạo có tính chất đặc thù hoặc có thành tích xuất sắc trong công tác được phong quân hàm Trung úy, trường hợp đặc biệt được phong quân hàm cao hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời chiến; quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ; cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên vào phục vụ tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ của sĩ quan thì được phong cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng
Như vậy, đối tượng được phong quân hàm sĩ quan tại ngũ gồm:"
- Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ được phong quân hàm Thiếu úy; tốt nghiệp loại giỏi, loại khá ở những ngành đào tạo có tính chất đặc thù hoặc có thành tích xuất sắc trong công tác được phong quân hàm Trung úy, trường hợp đặc biệt được phong quân hàm cao hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời chiến; quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ; cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên vào phục vụ tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ của sĩ quan thì được phong cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Những nội dung nào phải công khai khi dạy thêm ngoài nhà trường? Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường được quy định như thế nào?
Nghị định 168 do cơ quan nào ban hành? Ai có trách nhiệm thi hành Nghị định 168?
Mức xử phạt đối với chủ xe có hành vi tự tăng giá vé xe khách dịp Tết Nguyên đán 2025 là bao nhiêu theo quy định? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Người cao tuổi có được giảm giá vé tàu về quê dịp Tết Nguyên đán 2025 hay không? Mức giảm giá vé khi đi tàu dịp Tết Nguyên đán 2025 cho người cao tuổi tối đa bao nhiêu phần trăm?