Cá nhân có được sử dụng súng cầm tay không? Sử dụng súng cầm tay trái phép bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh gì?
Hành vi sử dụng súng cầm tay trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh gì? Đối tượng nào được sử dụng vũ khí quân dụng theo quy định pháp luật hiện hành?
Cá nhân có được sử dụng súng cầm tay không?
Căn cứ Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024, quy định
Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ
1. Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 của Luật này là hiện vật trưng bày, triển lãm, làm đồ gia bảo.
2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, hoán cải, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
3. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, hoán cải, sử dụng hoặc chiếm đoạt súng săn.
...
Trong đó tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 quy định
+ Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những thiết bị, phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, súng săn.
+ Vũ khí quân dụng bao gồm: Súng cầm tay, súng vác vai, vũ khí hạng nhẹ, vũ khí hạng nặng...
Như vậy, súng cầm tay thuộc "vũ khí", tại khoản 1 Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 cấm cá nhân sở hữu vũ khí. Điều này đồng nghĩa, cá nhân không được sử dụng súng cầm tay vì bất kỳ mục đích gì. Chỉ những người thuộc nhóm đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng mới được sử dụng súng cầm tay, bao gồm:
(1) Quân đội nhân dân;
(2) Dân quân tự vệ;
(3) Cảnh sát biển;
(4) Công an nhân dân;
(5) Cơ yếu;
(6) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
(7) Kiểm lâm, Kiểm ngư;
(8) An ninh hàng không;
(9) Hải quan cửa khẩu; lực lượng chuyên trách phòng, chống buôn lậu của Hải quan; lực lượng phòng, chống tội phạm về ma túy của Hải quan.
Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024
Cá nhân có được sử dụng súng cầm tay không? (Hình từ internet)
Sử dụng súng cầm tay trái phép bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh gì?
Căn cứ Điều 304 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 106 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 và được hướng dẫn bởi Điều 2; khoản 1 đến khoản 6 Điều 3 Nghị quyết 03/2022/NĐ-HĐTP)
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
d) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;
d) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm
Với hành vi sử dụng súng cầm tay trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng" theo Điều 304 Bộ luật Hình sự 2015, nếu thỏa mãn 04 yếu tố cấu thành của tội danh này.
Xem thêm:
- Từ vụ nổ súng ở Quảng Ninh: Thế nào là hành vi chống người thi hành công vụ? Biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ ra sao?
- Thượng úy công an hy sinh khi truy bắt tội phạm ma túy có được công nhận là liệt sĩ hay không? Chế độ đối với thân nhân của chiến sĩ Công an nhân dân hy sinh?
- Ai là đối tượng bị truy nã? Ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện nào? Bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt theo quyết định truy nã thế nào?
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];