Bộ Công thương tiếng anh là gì? Bộ Công Thương thuộc cơ quan nào, có chức năng ra sao?

Bộ Công thương tiếng anh là gì? Bộ Công Thương thuộc cơ quan nào, có chức năng ra sao? Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương theo quy định mới năm 2025?

Đăng bài: 23:15 24/05/2025

Bộ Công thương tiếng anh là gì? Bộ Công Thương thuộc cơ quan nào, có chức năng ra sao?

Bộ Công thương tiếng anh là Ministry of industry and trade.

Căn cứ Điều 1 Nghị định 40/2025/NĐ-CP, quy định vị trí và chức năng của Bộ Công thương như sau:

- Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ.

- Bộ Công Thương có chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực sau:

+ Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, công nghiệp luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ số);

+ Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; dịch vụ logistics; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Bộ Công thương tiếng anh là gì? Bộ Công Thương thuộc cơ quan nào, có chức năng ra sao?

Bộ Công thương tiếng anh là gì? Bộ Công Thương thuộc cơ quan nào, có chức năng ra sao? (Hình ảnh Internet)

Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương theo quy định mới năm 2025?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 40/2025/NĐ-CP (có khoản bị bãi bỏ bởi khoản 8 Điều 4 Nghị định 109/2025/NĐ-CP) quy định cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương như sau:

Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước

- Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp.

- Vụ Phát triển thị trường nước ngoài.

- Vụ Chính sách thương mại đa biên.

- Vụ Dầu khí và Than.

- Vụ Tổ chức cán bộ.

- Vụ Pháp chế.

- Văn phòng bộ.

- Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.

- Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước.

- Cục Điện lực.

- Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công.

- Cục Công nghiệp.

- Cục Phòng vệ thương mại.

- Cục Xúc tiến thương mại.

- Cục Xuất nhập khẩu.

- Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.

- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.

- Cục Hóa chất.

Các tổ chức là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ:

- Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương.

- Báo Công Thương.

- Tạp chí Công Thương.

Bên cạnh đó, Vụ Chính sách thương mại đa biên được tổ chức 3 phòng, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài được tổ chức 6 phòng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Chính phủ xem xét quyết định việc ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ.

Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ, trừ đơn vị quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 40/2025/NĐ-CP.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về thương mại và thị trường trong nước?

Căn cứ khoản 14 Điều 2 Nghị định 40/2025/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về thương mại và thị trường trong nước như sau:

- Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về phát triển thương mại và thị trường trong nước; phát triển thương mại và bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu cho miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và đồng bào dân tộc theo quy định của pháp luật; về phương thức giao dịch và loại hình kinh doanh theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành điều tiết phân phối, lưu thông hàng hóa;

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương quản lý và phát triển dịch vụ thương mại theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng chính sách phát triển hạ tầng thương mại (bao gồm chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm đấu giá hàng hóa, trung tâm logistics, kho hàng hóa, trung tâm hội chợ, triển lãm, cửa hàng bán lẻ) theo quy định của pháp luật;

- Quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

Xem thêm: Miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu nào từ ngày 1/7/2025?

Từ khóa: Bộ công thương Bộ trưởng bộ công thương Quyền hạn của Bộ Công thương Bộ công thương tiếng anh là gì Bộ công thương tiếng anh

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...