Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Bị cáo tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bỏ trốn trước giờ xét xử thì phiên tòa xét xử có thể tiếp tục hay không?
Cho tôi hỏi bị cáo đối với tội đặc biệt nghiệm trọng bỏ trốn trước giờ xét xử thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý như thế nào? Vụ án có được tiếp tục không hay buộc phải tạm hoãn để chờ bắt được bị cáo đó? (Hữu Long - Cần Thơ)
Bị cáo là tội phạm đặc biệt nghiệm trọng bỏ trốn trước giờ xét xử thì phiên tòa xét xử có thể tiếp tục hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa như sau:
Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa
1. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.
Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
Nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
...
Theo quy định trên thì trường hợp bị cáo là tội phạm đặt biệt nghiêm trọng bỏ trốn trước giờ mở phiên tòa xét xử thì phiên tòa sẽ được tạm hoãn.
Hội đồng xét xử ngoài việc tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành truy nã đối với tội phạm đặt biệt nghiêm trọng này.
Bị cáo bỏ trốn trước giờ xét xử thì phiên tòa có tiếp tục hay không? (Hình từ internet)
Thời hạn truy tố đối với bị cáo là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là bao lâu theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ khoản 1 Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc quyết định thời hạn truy tố như sau:
Thời hạn quyết định việc truy tố
1. Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:
a) Truy tố bị can trước Tòa án;
b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.
Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Theo đó, thời gian truy tố tối đa đối với bị cáo là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 60 ngày (30 ngày truy tố và 30 ngày gia hạn thời gian truy tố).
Hết thời hạn truy tố mà bị cáo phạm là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng vẫn chưa bị bắt thì xét xử như thế nào?
Tại Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2012/TLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về trruy nã trong giai đoạn truy tố như sau:
Truy nã trong giai đoạn truy tố
1. Trong giai đoạn truy tố nếu xác định có bị can bỏ trốn thì Viện kiểm sát đang thụ lý hồ sơ có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra đã thụ lý vụ án ra quyết định truy nã bị can.
2. Nếu hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự mà việc truy nã đối với bị can chưa có kết quả thì Cơ quan ra lệnh truy nã phải thông báo kết quả truy nã cho Viện kiểm sát đang thụ lý vụ án biết để có căn cứ giải quyết theo thẩm quyền. Nếu vẫn chưa bắt được bị can bị truy nã thì vụ án được giải quyết như sau:
a) Trường hợp bị can bỏ trốn không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án thì Viện kiểm sát tách vụ án và ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can bỏ trốn, các bị can khác trong vụ án vẫn tiến hành truy tố theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp bị can bỏ trốn mà ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án thì Viện kiểm sát phải tạm đình chỉ toàn bộ vụ án.
Hiện nay, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 đã được thay thế bởi Bộ luật Tổ tụng hình sự 2015 (được thay thế bằng Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo như sau:
Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa
...
2. Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:
a) Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
c) Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
d) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.
Như vậy, nếu hết thời hạn truy tố (tối đa 60 ngày) mà bị cáo là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng vẫn chưa bị bắt thì vụ án được giải quyết như sau:
- Trường hợp bị can bỏ trốn không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án thì Viện kiểm sát tách vụ án và ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can bỏ trốn, các bị can khác trong vụ án vẫn tiến hành truy tố theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp bị can bỏ trốn mà ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án thì Viện kiểm sát phải tạm đình chỉ toàn bộ vụ án.
Xem thêm: Các trường hợp đủ điều kiện để hoãn phiên tòa hình sự
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Tung thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 bị bãi bỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Nghị định 168 do ai ký?
Tất niên là ngày gì? Người lao động được nghỉ Tết bao nhiêu ngày? Lương, thưởng cho người lao động đi làm vào ngày Tết sẽ như thế nào?
Vạch 3.1 là gì? Được phép đè lên vạch 3.1? Lỗi đè lên vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
Thời gian, địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bình Thuận? Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 không?