Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng có bắt buộc phải có bằng cử nhân luật không?
Cho tôi hỏi: Với chức danh Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng có phải sẽ bắt buộc phải có bằng cử nhân luật không? Hồ sơ yêu cầu công nhận Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng gồm những gì? câu hỏi của chị Hân (Phan Thiết).
Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng có bắt buộc phải có bằng cử nhân luật không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật như sau:
Tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật
...
2. Báo cáo viên pháp luật cấp trung ương phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Là sĩ quan;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong cơ quan, đơn vị;
c) Có khả năng diễn thuyết trước tập thể;
d) Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật từ đủ hai năm trở lên; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian làm công tác chuyên môn trực tiếp liên quan đến pháp luật hoặc làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ đủ ba năm trở lên;
đ) Có thời gian công tác trong Quân đội từ đủ năm năm trở lên.
3. Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Là sĩ quan hoặc quân nhân chuyên nghiệp;
b) Có đủ tiêu chuẩn quy định tại các Điểm b, c, d Khoản 2 Điều này;
c) Có thời gian công tác trong Quân đội từ đủ ba năm trở lên.
...
Theo đó, ngoài đáp ứng các điều kiện nêu tại khoản 3 Điều này thì Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng còn bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp đại học luật hay còn gọi là bằng cử nhân luật.
Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng có bắt buộc phải có bằng cử nhân luật không? (Hình từ Internet)
Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng do ai có thẩm quyền công nhận?
Tại Điều 39 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:
Thẩm quyền công nhận, kỳ công nhận báo cáo viên pháp luật
1. Báo cáo viên pháp luật cấp trung ương là người đang công tác trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng công nhận.
3. Báo cáo viên pháp luật cấp đơn vị do thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp công nhận.
4. Công nhận báo cáo viên pháp luật được thực hiện vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm.
Đối chiếu với quy định này thì Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng công nhận.
Hồ sơ yêu cầu công nhận Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng được quy định ra sao?
Tại Điều 40 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật
1. Việc lựa chọn, công nhận báo cáo viên pháp luật phải ưu tiên người có nhiều thành tích, kinh nghiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật được thực hiện như sau:
a) Tổ chức pháp chế, nơi không có tổ chức pháp chế thì cơ quan được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều 36 Thông tư này lựa chọn, lập danh sách và hồ sơ người có đủ tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật cấp trung ương trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp mình ký, gửi Vụ Pháp chế xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận báo cáo viên pháp luật cấp trung ương.
b) Tổ chức pháp chế, nơi không có tổ chức pháp chế thì cơ quan phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều 36 Thông tư này lựa chọn, lập danh sách và hồ sơ người có đủ tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp mình ký, gửi Vụ Pháp chế xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng công nhận báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng.
c) Tổ chức pháp chế, nơi không có tổ chức pháp chế thì cơ quan phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của đơn vị quy định tại Khoản 3 Điều 36 Thông tư này lựa chọn, lập danh sách và hồ sơ người có đủ tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp mình ký, gửi tổ chức pháp chế, nơi không có tổ chức pháp chế thì gửi cơ quan phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp xem xét, trình người có thẩm quyền công nhận báo cáo viên pháp luật cấp đơn vị.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật được lập thành một bộ, gồm các tài liệu sau:
a) Công văn đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan, đơn vị có người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật;
b) Danh sách trích ngang người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác, gồm các thông tin sau: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, cấp bậc, chức vụ, đơn vị công tác, trình độ chuyên môn được đào tạo (chuyên ngành luật hoặc không chuyên ngành luật), thâm niên công tác trong lĩnh vực trực tiếp liên quan tới pháp luật hoặc công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật được nộp trực tiếp hoặc qua đường công văn, ngoài bì ghi rõ “Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật”.
5. Trường hợp hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật không hợp lệ, trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho cơ quan, đơn vị đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật.
6. Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật:
a) Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 39 Thông tư này xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật hoặc không công nhận báo cáo viên pháp luật. Trường hợp không công nhận phải trả lời cơ quan, đơn vị đề nghị công nhận bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do không công nhận.
b) Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật được gửi đến Vụ Pháp chế, cơ quan, tổ chức đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật và người được công nhận làm báo cáo viên pháp luật; công bố theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 53 Thông tư này.
c) Báo cáo viên pháp luật được hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật kể từ thời Điểm quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật có hiệu lực thi hành.
Theo đó, hồ sơ yêu cầu công nhận Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng bao gồm:
- Công văn đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan, đơn vị có người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật;
- Danh sách trích ngang người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác, gồm các thông tin sau:
+ Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc
+ Cấp bậc, chức vụ, đơn vị công tác, trình độ chuyên môn được đào tạo (chuyên ngành luật hoặc không chuyên ngành luật);
+ Thâm niên công tác trong lĩnh vực trực tiếp liên quan tới pháp luật hoặc công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Tung thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 bị bãi bỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Nghị định 168 do ai ký?
Tất niên là ngày gì? Người lao động được nghỉ Tết bao nhiêu ngày? Lương, thưởng cho người lao động đi làm vào ngày Tết sẽ như thế nào?
Vạch 3.1 là gì? Được phép đè lên vạch 3.1? Lỗi đè lên vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
Thời gian, địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bình Thuận? Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 không?