Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Ai là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng?
Ai là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng? Hình thức, phân loại tổ chức khoa học và công nghệ được quy định ra sao?
Ai là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng?
Căn cứ phần Mở đầu của Chiến lược Ban hành kèm theo Quyết định 137/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020 quy định như sau:
...
Công nghệ vũ trụ (CNVT) là một lĩnh vực công nghệ cao được hình thành nhờ tích hợp nhiều ngành công nghệ khác nhau nhằm tạo ra các phương tiện như vệ tinh, tàu vũ trụ, tên lửa, trạm mặt đất, v.v… để khám phá, chinh phục và sử dụng khoảng không vũ trụ phục vụ lợi ích của con người.
Tháng 10 năm 1957, Liên Xô đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của thế giới. Bốn năm sau, vào tháng 4 năm 1961, con tàu vũ trụ đầu tiên do phi công vũ trụ người Nga Y. Gagarin điều khiển đã bay quanh trái đất. Tháng 7 năm 1969, nhà du hành vũ trụ người Mỹ Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Những sự kiện lịch sử này đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ của loài người.
Qua gần 50 năm phát triển, ngày nay khoa học và công nghệ vũ trụ đã được ứng dụng hết sức rộng rãi và có hiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng, … của hầu hết các quốc gia tiên tiến trên thế giới, kể cả tại nhiều nước đang phát triển. Bước sang thế kỷ 21, một số nước đã đặt mục tiêu cao hơn: xây dựng căn cứ trên mặt trăng để khai thác và trung chuyển người lên sao Hoả.
Như vậy, người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng là Neil Armstrong, ông là một phi hành gia người Mỹ.
Lưu ý, thông tin tham khảo: Nhà du hành vũ trụ người Mỹ ông Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng vào ngày 20 tháng 7 năm 1969 trên con tàu bay Apollo 11 của NASA. Khi đặt chân xuống bề mặt Mặt Trăng, ông có một câu nói rất nổi tiếng: "That's one small step for man, one giant leap for mankind" (Câu này có nghĩa: (Đó là một bước chân nhỏ bé của con người, nhưng là một bước nhảy vọt vĩ đại cho nhân loại).
Ai là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng? (Hình ảnh Internet)
Hình thức, phân loại tổ chức khoa học và công nghệ được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 9 Luật Khoa học và công nghệ 2013, quy định về hình thức và phân loại tổ chức khoa học và công nghệ như sau:
(1) Hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ được quy định:
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;
- Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học;
- Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
(2) Tổ chức khoa học và công nghệ được phân loại như sau:
- Theo thẩm quyền thành lập, tổ chức khoa học và công nghệ gồm các loại quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Khoa học và công nghệ 2013.
- Theo chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ gồm tổ chức nghiên cứu cơ bản, tổ chức nghiên cứu ứng dụng, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ;
- Theo hình thức sở hữu, tổ chức khoa học và công nghệ gồm tổ chức khoa học và công nghệ công lập, tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập, tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];