Pháp lý thường nhật
Cung cấp kiến thức pháp lý cơ bản và cần thiết trong cuộc sống hàng ngày
Một hiện tượng dễ nhận thấy trong những năm gần đây trong thị trường lao động về ngành Luật. Đó là việc một số đơn vị sử dụng lao động (Tổ chức hành nghề Luật sư, Văn phòng công chứng…) thường xuyên tuyển dụng lao động với các vị trí như “học việc” “thực tập” với những mức lương rất thấp thậm chí là không trả lương. Bài viết này sẽ không đi sâu, không mổ xẻ những vấn đề mang tính “bóc phốt”. Mà dựa trên những hiện tượng, sự kiện có thật đã nêu. Tôi sẽ kể ra 04 hệ lụy xấu với xã hội nếu các đơn vị sử dụng lao động tiếp tục ép giá Cử nhân Luật giống như những năm gần đây.
Ngành Luật là ngành nghề được quan tâm bậc nhất hiện nay nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được bản chất ngành học cũng như những người theo học ngành này. Bài viết dưới đây tôi xin tổng hợp lại vài quan niệm sai lầm mà mọi người thường nghĩ rồi mặc nhiên gắn mác cho dân học luật.
Nhân cơ hội kỳ thi tốt nghiệp THPT còn đang sốt dẻo trên các mặt trận về vấn đề chọn trường chọn ngành của các bạn tân sinh viên và phụ huynh mình sẽ chia sẻ một chút hiểu biết về một trong những ngành học đang rất hiện nay đó là ngành Luật dưới góc độ của một sinh viên Luật.
Từ vị trí là một sinh viên, việc học là quan trọng nhất chuyển mình thành một người lao động sau khi tốt nghiệp, đây có thể xem là bước chuyển mình quan trọng nhất của cuộc đời mỗi người. Khi bắt đầu một hành trình mới, chắc hẳn ai cũng phải gặp những điều bỡ ngỡ. Khi đi làm cũng vậy, sẽ có những thứ khác biệt giữa đi làm và đi học đôi khi nếu không hình dung được sẽ khiến ta bị “choáng”. Để tránh những lần choáng váng đó, bạn nên hình dung trước những vấn đề mình có thể gặp phải bằng cách tham khảo những anh chị đi trước, hoặc đơn giản hơn là bạn có thể đọc thêm ở bài viết này.
Một môi trường sạch sẽ giúp tinh thần sảng khoái, thoải mái. Từ đó nhân viên mới có những ý tưởng mà không chịu sự ràng buộc nào về mặt cảm xúc. Và đó là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy năng suất, hiệu quả làm việc của từng người. Đó là cách hiểu đơn giản nhất về lý do phải giữ vệ sinh nơi công sở. Nhưng khi đi sâu vào đó, những vấn đề gì cần về sinh, những vật dụng nào cần vệ sinh và giữ vệ sinh thì đó là một câu chuyện dài.
Mỗi ngày có 24 tiếng, trung bình mỗi ngày một người có khoảng 6 tiếng để ngủ, mất khoảng 3 tiếng để ăn uống, vệ sinh, mất khoảng 1 tiếng để đi lại, khoảng 2 tiếng để nói chuyện với bạn bè, gia đình. trong khi đó chúng ta lại dành thời gian ở công sở khoảng 10 tiếng mỗi ngày, người nào ít lắm cũng phải 8 tiếng.
Sự việc nam HLV thể hình bán dâm 18 triệu với “khách” nữ 22 tuổi đang thu hút sư jquan tâm của cộng đồng mạng. Dưới góc độ pháp lý thì các cá nhân liên quan đến vụ án sẽ bị xử lý như thế nào?
Bộ Luật lao động 2019 có hiệu lưc từ ngày 01/01/2021 có nhiều quy định đổi mới so với Bộ Luật lao động 2012, trong đó đáng lưu ý là việc bổ sung thêm quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
Sự việc nữ bác sỹ thực hiện hành vi đầu độc cháu bằng thuốc chuột đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng cũng như nhận nhiều bức xúc trong xã hội. Thông tin với báo chí, lãnh đạo Công an TP Thái Bình (Thái Bình) cho biết đơn vị này đang tiến hành điều tra theo các quy định pháp luật.
Công sở là chính là một xã hội thu nhỏ. Dù có là một tập thể thì tập thể đó cũng được tạo nên từ những cá thể riêng biệt với những tính cách khác nhau, đến từ những vùng miền khác nhau, những nền văn hóa khác nhau, và những quan điểm sống khác nhau… Chính vì vậy chúng ta không thể tránh khỏi những vướng mắc, rắc rối giữa mối quan hệ người và người. Và thậm chí nghiêm trọng hơn là việc “đấu đá nội bộ”. Và có những “trò bẩn” tiềm ẩn ở nơi công sở mà bạn cần phải lưu tâm.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Tại Nghị định này, nhiều mức xử phạt đã được thay đổi nhằm đảm bảo tính răn đe. Trong lĩnh vực Tư pháp, đặc biệt về ngành nghề Luật sư cũng cần lưu ý, đối với hành vi tiết lộ thông tin khách hàng.
Đây là quy định đáng chý ý truong Nghị định 82/2020/NĐ-CP vừa được chính phủ ban về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trong những tình huống khẩn cấp, khi mà quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân/tổ chức bị xâm phạm bởi một hành vi vi phạm pháp luật thì theo quy định cá nhân/tổ chức có quyền thực hiện những hành vi nhằm mục đích phòng vệ, ngăn chặn thiệt hại cho bản thân hoặc cá nhân/tổ chức có quyền và lợi ích bị xâm phạm
Tùy tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi thì đối với hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước sẽ có những mức độ xử lý khác nhau, mức án cao nhất người vi phạm có thể nhận là 15 năm tù.
Đường dây môi giới mại dâm “nghìn đô” vừa được Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an đưa ra ánh sang đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Theo điều tra ban đầu, người điều hành đường dây giới thiệu gái mại dâm là hoa hậu, người mẫu, diễn viên nổi tiếng… để “đội giá”.
Vừa qua Cục Cảnh sát hình sự và Công an phường Bến Nghé, Q1, TPHCM đã phối hợp triệt phá một đường dây mại dâm, môi giới mại dâm có tổ chức. Sự việc gây được sự chú ý của cộng đồng mạng vì những người nổi tiếng có liên quan. Thông tin nhanh chóng được công khai trên cộng đồng mạng, và ngày lập tức thông tin của người được cho là có hành vi bán dâm được đem ra bàn tán, thảo luận… Tuy nhiên, theo quy định hiện nay việc công khai tên tuổi, thông tin cá nhân của người bán dâm là hành vi bị cấm theo các quy định của pháp luật.
Văn hóa công ty là khái niệm mà nhiều người đi làm sẽ ngầm hiểu rằng nó bao gồm những quy tắc ứng xử giữa con người với con người trong môi trường làm việc. Ở đó bao gồm văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp, cộng sự với nhau, văn hóa ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, văn hóa ứng xử của nhân viên công ty với khách hàng… Ứng xử giữa con người với con người ở đây không chỉ là ứng xử trong công việc hằng ngày mà còn là giao tiếp, ứng xử ngoài phạm vi công việc.
Khi nhắc đến cụm từ “Công ty Luật”, có chứa thành tố “Công ty”, nhiều người sẽ nghĩ đó là một doanh nghiệp. Nhưng thực tế không phải vậy.
Trong các mối quan hệ tại công sở, đau đầu nhất chính là mối quan hệ với sếp, với cấp trên. Cộng sự có thể không liên quan đến nhau trong công việc vì tính chất độc lập của từng bộ phận. Nhưng đối với sếp, với cấp trên thì bạn luôn phải có sự liên quan mật thiết trong công việc. Chính vì vậy, khi “lỡ” bị ghét, bạn nên tìm cách tháo gỡ vướng mắc, cải thiện mối quan hệ này tại nơi làm việc.
Trong thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như trong đời sống hằng ngày, có nhiều thuật ngữ pháp lý mà người dân hiểu sai dẫn đến sai bản chất và hiện tượng của sự việc. Trong đó có 04 trường hợp dưới đây...