Đã có Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điều ước quốc tế
Ngày 17/07/2025, Bộ Ngoại Giao đã công bố tài liệu hồ sơ thẩm định để lấy ý kiến góp ý về Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điều ước quốc tế
Vừa qua, vào ngày 17/07/2025, Bộ Ngoại Giao đã công bố tài liệu hồ sơ thẩm định để lấy ý kiến góp ý về Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điều ước quốc tế (sau đây gọi là Dự thảo Luật).
Dự thảo Luật: TẢI VỀ
Đã có Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điều ước quốc tế
Theo đó, tại khoản 4 Điều 1 Dự Thảo Luật đã sửa đổi bổ sung Điều 13 Luật Điều ước quốc tế 2016 về thẩm quyền đề xuất ký điều ước quốc tế như sau:
- Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn, yêu cầu hợp tác quốc tế, cơ quan quy định tại Điều 8 Luật Điều ước quốc tế 2016 đề xuất để Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc để Chính phủ quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
- Trước khi đề xuất ký điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan, ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao và ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.
- Trong trường hợp cơ quan, tổ chức có liên quan đã có ý kiến về việc đàm phán điều ước quốc tế mà dự thảo điều ước quốc tế đề xuất ký có nội dung không thay đổi so với nội dung đàm phán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì cơ quan đề xuất lấy ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; không nhất thiết phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan khác.
- Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoặc theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 18 và khoản 1 Điều 20 Luật Điều ước quốc tế 2016.
Xem thêm chi tiết toàn văn tại: Dự thảo Luật
Đã có Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điều ước quốc tế (Hình ảnh Internet)
Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trong các trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 4 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trong các trường hợp sau đây:
- Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác;
- Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ;
- Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
Quy định về ngôn ngữ và hình thức khi ký kết Điều ước quốc tế?
Căn cứ Điều 5 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định ngôn ngữ và hình thức của điều ước quốc tế như sau:
- Điều ước quốc tế hai bên phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài.
- Trong trường hợp điều ước quốc tế được ký kết bằng nhiều thứ tiếng thì các văn bản có giá trị ngang nhau, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài.
- Trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký kết bằng tiếng nước ngoài thì trong hồ sơ đề xuất ký kết phải có bản dịch bằng tiếng Việt của điều ước quốc tế đó.
- Trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên thì trong hồ sơ trình phải có dự thảo văn bản liên quan đến bảo lưu, tuyên bố đó bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài được sử dụng để thông báo cho cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.
- Bản chính điều ước quốc tế hai bên của phía Việt Nam phải được in trên giấy điều ước quốc tế, đóng bìa theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài.
Xem thêm
Từ khóa: Dự thảo Luật Dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật điều ước quốc tế Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật điều ước quốc tế Luật điều ước quốc tế Điều ước quốc tế
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;