Công văn 4060/BGDĐT-GDPT: Chỉ đạo về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm học 2025-2026
Công văn 4060/BGDĐT-GDPT: Chỉ đạo về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm học 2025-2026? Sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Công văn 4060/BGDĐT-GDPT: Chỉ đạo về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm học 2025-2026
Vừa qua. ngày 17/7/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 4060/BGDĐT-GDPT về việc tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm học 2025-2026.
Công văn 4060/BGDĐT-GDPT |
Cụ thể, để bảo đảm việc tổ chức thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục phổ thông đạt chất lượng, hiệu quả, phù hợp với hoạt động của các đơn vị hành chính và chính quyền địa phương hai cấp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tỉnh/thành phố) chỉ đạo thực hiện một số nội dung được quy định cụ thể tại Công văn 4060/BGDĐT-GDPT năm 2025 như sau:
- Chỉ đạo cơ quan quản lý giáo dục các cấp quán triệt và thực hiện đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật mới, văn bản quy phạm pháp luật chỉnh sửa, bổ sung về giáo dục và đào tạo liên quan đến các đơn vị hành chính và chính quyền địa phương hai cấp tới toàn thể cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục thuộc phạm vi quản lý.
- Đối với việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông: chỉ đạo Sở GDĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông tiếp tục sử dụng sách giáo khoa đã lựa chọn, giáo viên chủ động rà soát, điều chỉnh ngữ liệu của bài học chủ đề trong sách giáo khoa để phù hợp với thực tiễn sắp xếp địa giới hành chính và chính quyền địa phương hai cấp.
Đối với các môn học chịu tác động trực tiếp từ việc thay đổi địa giới hành chính, Bộ GDĐT sẽ thực hiện các bước theo quy định để chỉnh sửa chương trình môn học làm căn cứ để thực hiện chỉnh sửa sách giáo khoa.
- Đối với tài liệu giáo dục địa phương của các tỉnh/thành phố sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức lựa chọn các nội dung chủ đề trong tài liệu giáo dục địa phương được Bộ GDĐT phê duyệt để tổ chức dạy học trong năm học 2025-2026, bảo đảm phù hợp với đặc điểm của đơn vị hành chính sau sắp xếp và đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.
Tổ chức xây dựng khung nội dung giáo dục địa phương các cấp học, lớp học của đơn vị hành chính mới, chỉnh lý tài liệu giáo dục địa phương để phù hợp với khung nội dung được xây dựng và sử dụng dạy học trong các năm học tiếp theo.
- Tăng cường công tác quản lý về việc lựa chọn, hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng dẫn tại Công văn 1371/BGDĐT-GDPT năm 2025.
- Chỉ đạo việc tuyển dụng giáo viên theo biên chế được giao, rà soát, bổ sung biên chế giáo viên còn thiếu so với định mức quy định của ngành giáo dục; tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, bảo đảm thiết bị dạy học, kinh phí để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và bảo đảm dạy học 2 buổi/ngày theo Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và tổ chức sinh hoạt hè cho trẻ em, học sinh.
Bộ GD&ĐT trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố quan tâm chỉ đạo, bảo đảm việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phổ thông đạt chất lượng, hiệu quả, không gián đoạn và phù hợp với thực tế.
Trên đây là thông tin về "Công văn 4060/BGDĐT-GDPT: Chỉ đạo về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm học 2025-2026"
Công văn 4060/BGDĐT-GDPT: Chỉ đạo về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm học 2025-2026 (Hình từ Internet)
Sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Luật Giáo dục 2019 quy định về sách giáo khoa giáo dục phổ thông như sau:
- Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội; sách giáo khoa thể hiện dưới dạng sách in, sách chữ nổi Braille, sách điện tử;
- Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Tài liệu giáo dục địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức biên soạn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Xem thêm
- Toàn văn Thông tư 14/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông tại Thông tư 14/2020/TT-BGDDT
- Giáo viên có kinh nghiệm sẽ được ưu tiên để biên chế cho năm học sau? Mức xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thế nào?
Từ khóa: Công văn 4060 Sách giáo khoa Giáo dục phổ thông Sách giáo khoa giáo dục phổ thông Chương trình giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo Chương trình giáo dục phổ thông
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;