Toàn văn Công văn 790/ATTP-SP 2025 quy định việc tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả kém chất lượng như thế nào?

Toàn văn Công văn 790/ATTP-SP 2025 quy định việc tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả kém chất lượng. Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm là gì?

Đăng bài: 10:43 21/04/2025

Toàn văn Công văn 790/ATTP-SP 2025 quy định việc tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả kém chất lượng như thế nào?

Mới đây, Bộ Y tế Cục An toàn thực phẩm ban hành Công văn 790/ATTP-SP năm 2025 về việc tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả kém chất lượng.

Trong đó, nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 41/CĐ TTg /2025 về xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai một số nội dung được quy định như sau:

(1) Tăng cường quản lý sản phẩm tự công bố, đăng ký bản công bố theo hướng dẫn tại Công văn 2792/ATTP-SP năm 2024 của Cục An toàn thực phẩm (được kèm theoCông văn 790/ATTP-SP năm 2025)

(2) Chủ động xây dựng kế hoạch hậu kiểm và tăng cường triển khai hậu kiểm theo hướng dẫn tại Công văn 2792/ATTP-SP năm 2024; 730/ATTP-PCCTr năm 2025 và 296/ATTP-PCCTr năm 2025 của Cục An toàn thực phẩm (được kèm theo Công văn 790/ATTP-SP năm 2025).

(3) Chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để hướng dẫn người dân trên địa bàn tránh mua phải thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chưa được Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe kém chất lượng trong đó tập trung vào các nội dung sau:

+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần đến cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

+ Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ phải được Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm mới được lưu thông trên thị trường. Tất cả thông tin về các các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo được công khai trên trang https://vfa.gov.vn/ và https://dichvucong.moh.gov.vn/. Người dân có thể tra cứu trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.

+ Kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm, trên nhãn sản phẩm hoặc nhãn phụ (đối với sản phẩm nhập khẩu) đảm bảo có đầy đủ các thông tin:

- Tên sản phẩm;

- Ngày sản xuất, hạn sử dụng;

- Thành phần, thành phần định lượng;

- Định lượng;

- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;

- Khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);

- Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;

- Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

- Số tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, số xác nhận nội dung quảng cáo (nếu có).

- Tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và cơ sở sản xuất sản phẩm.

Xem thêm chi tiết tại Công văn 790/ATTP-SP năm 2025.

Toàn văn Công văn 790/ATTP-SP 2025 quy định việc tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả kém chất lượng như thế nào?

Toàn văn Công văn 790/ATTP-SP 2025 quy định việc tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả kém chất lượng như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm là gì?

Căn cứ Điều 5 Luật an toàn thực phẩm 2010, quy định 13 hành vi bị cấm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, cụ thể:

(1) Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.

(2) Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.

(3) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

(4) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

(5) Sản xuất, kinh doanh:

- Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

- Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

- Thực phẩm bị biến chất;

- Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;

- Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;

- Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;

-Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;

- Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy;

- Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.

(6) Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.

(7) Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm.

(8) Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.

(9) Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

(10) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

(11) Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.

(12) Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.

(13) Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố.

19 Huỳnh Ngọc Huy

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...