Toàn văn Công văn 1513: Triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình gồm các hoạt động đáng chú ý nào?

Công văn 1513: Triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình gồm các hoạt động đáng chú ý nào? Hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình là gì?

Đăng bài: 03:15 22/04/2025

Toàn văn Công văn 1513: Triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình gồm các hoạt động đáng chú ý nào?

Ngày 10/4/2025, Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch đã ban hành Công văn 1513/BVHTTDL-VHCSGĐTV năm 2025 về việc hướng dẫn triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo Công văn 1513/BVHTTDL-VHCSGĐTV năm 2025, nhằm thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022; Quyết định số 363/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2025 gồm các hoạt động đáng chú ý, cụ thể như sau:

Các hoạt động hướng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình.

Thứ nhất, ban hành văn bản hướng dẫn chỉ đạo

Các các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2025.

Thứ hai, tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2025

Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, từng bộ, ngành, tổ chức đoàn thể trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cân nhắc và lựa chọn việc tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình, theo các hình thức sau:

(1) Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2025

- Các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức hoặc lồng ghép tổ chức Lễ phát động Tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình năm 2025 vào các sự kiện có liên quan. Thời điểm tổ chức cần được thực hiện trước hoặc trong ngày mở đầu Tháng hành động (ngày 01/6/2025).

(2) Tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình

- Tổ chức Lễ mít tinh vào thời điểm thuận lợi cho việc huy động cộng đồng tham gia.

- Có thể tổ chức các hoạt động phối hợp trong cùng thời gian mít tinh để huy động sự tham gia của cộng đồng, người dân như: diễu hành quần chúng, đi bộ, đạp xe, thi chạy, trưng bày triển lãm, ca nhạc, biểu diễn kịch, chiếu phim lưu động,…

(3) Tổ chức các hoạt động truyền thông khác

- Truyền thông đại chúng

+ Tăng cường truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình trên báo in, báo điện tử; trang tin điện tử, đài phát thanh, truyền hình cũng như hệ thống truyền thanh xã, phường, thị trấn thông qua xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, tọa đàm, phóng sự, phim ngắn, chương trình phát thanh lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình giải trí, chương trình quảng cáo và các chương trình tọa đàm, giao lưu với người có tầm ảnh hưởng,…

- Truyền thông qua mạng xã hội

+ Truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình trên hệ thống mạng xã hội (Facebook, Zalo, Tiktok, Youtube, Viber,…); tin nhắn điện thoại; các loại hình truyền thông trên nền tảng internet; thông qua các hình thức truyền tải thông điệp hiệu quả cao như: infographic, videoclip, audioclip (khuyến khích hợp tác với người có tầm ảnh hưởng trong xã hội để tạo hiệu ứng truyền thông).

- Truyền thông trực tiếp và truyền thông nhân sự kiện

+ Tổ chức truyền thông cá nhân và truyền thông nhóm về phòng, chống bạo lực gia đình tại gia đình và cộng đồng. Lấy lực lượng công an xã, cán bộ văn hóa - xã hội, cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em tại địa phương làm nòng cốt.

+ Tổ chức các sự kiện truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình và các nội dung có liên quan tại các cơ sở giáo dục, khu công nghiệp,…nhằm thu hút sự quan tâm của lực lượng thanh niên trẻ.

+ Dàn dựng các chương trình, tiểu phẩm có nội dung liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình để truyền thông thông qua hoạt động biểu diễn nghệ thuật.

- Sản xuất và nhân bản tài liệu truyền thông

+ Sản xuất nhân bản các tài liệu truyền thông dưới các hình thức thích hợp cung cấp cho đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở, cộng tác viên truyền thông để phân phối cho người dân.

+ Xây dựng và phổ biến các thông điệp phòng, chống bạo lực gia đình qua các phương tiện và tài liệu truyền thông khác: Xây dựng các cụm pano, khẩu hiệu, treo băng rôn tại các địa điểm công cộng có đông người qua lại như các trục đường giao thông chính, các bến xe, công viên; cửa ngõ thành phố, xã phường, thôn, ấp, bản và cổng các cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện; phổ biến các ấn phẩm truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình khác như áp phích, tranh gấp, tờ rơi, sách mỏng về phòng, chống bạo lực gia đình.

Toàn văn Công văn 1513: Triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình gồm các hoạt động đáng chú ý nào?

Toàn văn Công văn 1513: Triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình gồm các hoạt động đáng chú ý nào? (Hình ảnh Internet)

Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm những hành vi nào?

Căn cứ Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, quy định về 7 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể như sau:

(1) Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022

(2) Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

(3) Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.

(4) Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

(5) Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

(6) Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.

(7) Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

15 Huỳnh Ngọc Huy

Từ khóa: công văn 1513 tháng hành động quốc gia công văn 1513/bvhttdl-vhcsgđtv năm 2025 bạo lực gia đình chống bạo lực gia đình phòng

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...