Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh từ 1/7/2025 theo Công văn 351 ra sao?
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh từ 1/7/2025 theo Công văn 351 ra sao?
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh từ 1/7/2025 theo Công văn 351 ra sao?
Ngày 07/7/2025, BHXH khu vực XXXIII đã ban hành Công văn 351/BHXH-QLT về việc hướng dẫn thu BHXH đối với chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp không hưởng lương, người làm việc không trọn thời gian từ ngày 01/7/2025.
Theo Công văn 351/BHXH-QLT thì chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, nộp thuế theo phương pháp kê khai là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (Lưu ý: Đối với các Chủ hộ kinh doanh khác, thời điểm tham gia BHXH, BHYT bắt buộc là từ ngày 01/7/2029).
Về tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của chủ hộ kinh doanh: Bằng 29,5% trên mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm:
- Quỹ hưu trí và tử tuất: 22%.
- Quỹ ốm đau và thai sản: 3%.
- Quỹ BHYT: 4,5%.
Trong đó: Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội do chủ hộ kinh doanh tự lựa chọn, đảm bảo:
- Mức thấp nhất: Bằng mức lương tham chiếu (hiện tại là 2.340.000 đồng).
- Mức cao nhất: Bằng 20 lần mức lương tham chiếu tại thời điểm đóng.
Lưu ý: Chủ hộ kinh doanh được lựa chọn lại mức tiền lương làm căn cứ đóng sau khi đã thực hiện đóng BHXH, BHYT ít nhất 12 tháng.
Như vậy, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh bằng 29,5% trên mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng.
Lưu ý: - Chủ hộ kinh doanh không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc nếu đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp thời gian đóng BHXH còn thiếu tối đa 06 tháng theo quy định tại khoản 7 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2024. - Trường hợp Chủ hộ kinh doanh không hưởng lương đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia khác nhau thì thực hiện như sau: + Chủ hộ kinh doanh đồng thời là dân quân thường trực: tham gia theo đối tượng dân quân thường trực. + Chủ hộ kinh doanh không hưởng lương đồng thời là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố: tham gia theo đối tượng người hoạt động không chuyên trách. + Các trường hợp khác: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 158/2025/NĐ-CP. |
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh từ 1/7/2025 theo Công văn 351 ra sao? (Hình từ Internet)
Chủ hộ kinh doanh tham gia BHXH bắt buộc có các quyền gì?
Chủ hộ kinh doanh tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng các quyền dưới đây::
- Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024;
- Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;
- Được cơ quan bảo hiểm xã hội định kỳ hằng tháng cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội thông qua phương tiện điện tử; được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thông tin về đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu;
- Yêu cầu người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện đầy đủ trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình theo quy định của pháp luật;
- Được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Chủ động đi khám giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và được thanh toán phí giám định y khoa khi kết quả giám định y khoa đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024;
- Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Theo khoản 1 Điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Chủ hộ kinh doanh tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng các chế độ nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng;
b) Hỗ trợ chi phí mai táng;
c) Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Hưu trí;
d) Tử tuất;
đ) Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
...
Như vậy, chủ hộ kinh doanh tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng các chế độ sau đây:
- Ốm đau;
- Thai sản;
- Hưu trí;
- Tử tuất;
- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Xem thêm
- Chủ hộ kinh doanh nào không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 01/7/2025?
- Mẫu Thông báo thay đổi chủ hộ kinh doanh từ 01/7/2025 (Mẫu số 3 Kèm theo Thông tư 43/2025/TT-BTC)
>>> Tìm Việc làm Bảo hiểm mới nhất tại đây! |
Từ khóa: Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc Chủ hộ kinh doanh Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội bắt buộc Tham gia BHXH bắt buộc
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;