Từ 01/7/2025, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cụ thể bao nhiêu, gồm những quỹ nào [MỚI NHẤT]?
Từ 01/7/2025, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cụ thể bao nhiêu, gồm những quỹ nào [MỚI NHẤT]? Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?
Từ 01/7/2025, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cụ thể bao nhiêu, gồm những quỹ nào [MỚI NHẤT]?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội
1. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Theo đó, theo quy định thì tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
- 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản;
- 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động |
Người sử dụng lao động |
||||||||
Bảo hiểm xã hội |
Bảo hiểm y tế |
Bảo hiểm thất nghiệp |
Bảo hiểm xã hội |
Bảo hiểm y tế |
Bảo hiểm thất nghiệp |
||||
Hưu trí, tử tuất |
Ốm đau, thai sản |
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
Hưu trí, tử tuất |
Ốm đau, thai sản |
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
||||
8% |
- |
- |
1.5% |
1% |
14% |
3% |
0.5% |
3% |
1% |
8% |
17.5% |
||||||||
10,5% |
21,5% |
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải tham gia. (Theo khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024) |
Trên đây là thông tin về "Từ 01/7/2025, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cụ thể bao nhiêu, gồm những quỹ nào [MỚI NHẤT]?"
Từ 01/7/2025, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cụ thể bao nhiêu, gồm những quỹ nào [MỚI NHẤT]? (Hình từ Internet)
Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?
[1] Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Căn cứ theo Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu như sau:
Đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu
1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, g, h, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
2. Đối tượng quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
Đồng thời, theo Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:
Đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, g, h, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên thì được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 64 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
2. Đối tượng quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 64 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
Như vậy, từ quy định nêu trên thì từ 01/7/2025 trở đi, trong điều kiện lao động bình thường được quy định tại Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người lao động đóng BHXH bắt buộc đủ 15 năm thì được hưởng lương hưu theo quy định.
Lưu ý: Trường hợp người lao động nghỉ hưu trước tuổi khi suy giảm khả năng lao động, điều kiện để được hưởng lương hưu là phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm. (Theo Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội 2024).
Mức lương tối thiểu đóng BHXH 2025 là bao nhiêu theo quy định?
Căn cứ theo điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 quy định về
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
...
2. Tiền lương do đơn vị quyết định
...
2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
...
Đồng thời, theo Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP có quy định cụ thể quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng áp dụng 01/07/2024 như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I |
4.960.000 |
23.800 |
Vùng II |
4.410.000 |
21.200 |
Vùng III |
3.860.000 |
18.600 |
Vùng IV |
3.450.000 |
16.600 |
Theo đó, theo quy định thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Như vậy, mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2025 được quy định như sau:
- Vùng I: Mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2025 là 4.960.000 đồng.
- Vùng II: Mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2025 là 4.410.000 đồng.
- Vùng III: Mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2025 là 3.860.000 đồng.
- Vùng IV: Mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2025 là 3.450.000 đồng.
- Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng. - Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ. (Căn cứ Điều 4 Nghị định 74/2024/NĐ-CP). |
Xem thêm
Từ khóa: Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc Bảo hiểm xã hội bắt buộc Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội Mức lương tối thiểu đóng BHXH Khả năng lao động
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;