Toàn văn Nghị định 172/2025/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ công chức
Ngày 30/6/2025 Chính Phủ ban hành Nghị định 172/2025/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
Toàn văn Nghị định 172/2025/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ công chức
Ngày 30/6/2025 Chính Phủ ban hành Nghị định 172/2025/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
Theo đó, Nghị định 172/2025/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật; việc áp dụng các hình thức kỷ luật; thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
Đông thời việc xử lý kỷ luật cán bộ công chức phải tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:
(1) Bảo đảm khách quan, công bằng; công khai, nghiêm minh; chính xác, kịp thời; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.
(2) Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật
Trong cùng một thi điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận về từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm.
(3) Trường hợp cán bộ, công chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:
- Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
- Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.
(4) Khi xem xét xử lý ký luật phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chât, mưc độ, hậu qua, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thê; các tình tiêt tăng nặng, giảm nhẹ; thái độ tiếp thu và sửa chữa; việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả.
(5) Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.
(6) Cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật về đảng thì trong thời hạn 30 ngày, kê từ ngày công bô quyêt định kỷ luật về đảng, cơ quan, tố chức, đơn vị phải thực hiện quy trình xử lý kỷ luật hành chính (nếu có), trừ trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật quy định tại Điều 3 Nghị định 172/ 2025/NĐ-CP.
Hinh thức ký luật hành chính phải bảo đảm tương xứng với kỷ luật vé đáng. Trường hợp bị xử lý kỷ luật vê đảng băng hình thức cao nhât liên quar đên hoạt động công vụ thì cơ quan tham mưu về tô chức cán bộ báo cáo cấp có thâm quyên xử lý kỷ luật xem xét, quyêt định xử lý kỷ luật hành chính bằng hình thức cao nhất.
Trường hợp có thay đôi vê hình thức xử lý kỷ luật vê đảng thì phải thay đối hình thức xử lý kỷ luật hành chính tương xứng. Thời gian đã thi hành quyêt định xử lý kỷ luật cũ được trừ vào thời gian thi hành quyết định xử lý kỷ luật mới (nếu còn). Trường hợp câp có thâm quyên của Đảng quyêt định xóa bỏ quyết định xử lý kỷ luật vê đảng thì câp có thâm quyên xử lý kỷ luật hành chính phái ban hành quyết định húy bỏ quyêt định xử lý kỷ luật hành chính.
(7) Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.
(8) Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực thi hành tiếp tục vi phạm hành vi đã bị kỷ luật thì bị coi là tái phạm.
(9) Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành.
Trường hợp đã có quyết định kỷ luật về đảng thì hiệu lực của quyết định xử lý ký luật hành chính tính từ ngày quyêt định kỷ luật vê đảng có hiệu lực.
Trong thời gian này, nêu không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định xử lý kỷ luật đương nhiên châm dứt hiệu lực mà không cân phải có văn bản vê việc châm dứt hiệu lực.
Trường hợp cán bộ, công chức tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật đang trong thời gian thi hành quyết định xử lý kỷ luật thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 172/2025/NĐ-CP. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực.
Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ, công chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của cán bộ, công chức.
(10) Cán bộ, công chức có hành vị vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tô chức, đơn vị cũ đên khi chuyên sang cơ quan, tố chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cơ quan, tô chức, đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật tương ứng với vị trí cán bộ, công chức hiện đang đảm nhiệm. Đôi với trường hợp này, cơ quan, tố chức, đơn vị cũ có trách nhiệm phôi hợp, cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm của cán bộ, công chức trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật.
(11) Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên Hội đồng kỷ luật hoặc là người chủ trì cuộc họp kiểm điểm.
Toàn văn Nghị định 172/2025/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ công chức (Hình từ Internet)
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ công chức là bao lâu?
Căn cứ Điều 37 Luật Cán bộ, công chức 2025 quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ công chức như sau:
(1) Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
- 05 năm đối với hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
- 10 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
(2) Các hành vi vi phạm không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
- Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
- Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
- Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
(3) Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
(4) Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không tính vào thời hiệu xử lý kỷ luật.
Những việc cán bộ công chức không được làm?
Căn cứ Điều 14 Luật Cán bộ, công chức 2025 quy định về những việc cán bộ công chức không được làm như sau:
- Trốn tránh, thoái thác, né tránh, đùn đẩy trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý nghỉ việc, bỏ việc; tham gia đình công; đăng tải, phát tán, phát ngôn thông tin sai lệch làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của đất nước, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.
- Có hành vi tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, trục lợi, nhũng nhiễu và các hành vi khác vi phạm pháp luật đối với người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Sử dụng tài sản công của Nhà nước và tài sản của Nhân dân trái pháp luật.
- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn, sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để trục lợi.
- Có hành vi phân biệt đối xử dân tộc, giới tính, độ tuổi, khuyết tật, tôn giáo, tín ngưỡng, thành phần xã hội dưới mọi hình thức trong thi hành công vụ.
- Những việc không được làm liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bảo vệ bí mật nhà nước và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cấp có thẩm quyền trong thời gian công tác và sau khi thôi việc, nghỉ hưu.
Xem thêm
Từ khóa: Nghị định 172/2025/NĐ-CP Xử lý kỷ luật cán bộ công chức Xử lý kỷ luật Nghị định 172 Xử lý kỷ luật cán bộ Cán bộ công chức Thời hạn xử lý kỷ luật
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;