Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thuộc Bộ Quốc phòng từ ngày 01/07/2025 được tính như thế nào?
Từ ngày 01/07/2025 tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được tính như thế nào?
Người lao động thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm những đối tượng nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
e) Dân quân thường trực;
...
Như vậy, theo quy định, người lao động thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm những đối tượng sau đây:
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Dân quân thường trực;
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thuộc LLVT nhân dân từ ngày 01/07/2025 được tính như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thuộc lực lượng vũ trang nhân dân từ ngày 01/07/2025 được tính như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 157/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của đối tượng quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, được thực hiện như sau:
Hai năm đầu hằng tháng đóng bằng 02 lần mức tham chiếu, sau đó cứ mỗi năm tiếp theo tăng thêm 0,5 lần mức tham chiếu, tối đa bằng 04 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
2. Trường hợp người lao động có thời gian trước và sau ngày 01 tháng 7 năm 2025 đều thuộc đối tượng quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 trở đi được tính theo quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian xác định hai năm đầu làm cơ sở tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội được tính kể từ thời điểm nhập ngũ, tham gia nghĩa vụ công an nhân dân, học viên quân đội, công an, cơ yếu hưởng sinh hoạt phí, tham gia Dân quân thường trực.
Như vậy, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thuộc lực lượng vũ trang nhân dân từ ngày 01/07/2025 được tính như sau:
+ Hai năm đầu: Hằng tháng đóng bằng 02 lần mức tham chiếu.
+ Sau hai năm: Cứ mỗi năm tiếp theo, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tăng thêm 0,5 lần mức tham chiếu, tối đa không vượt quá 04 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
*Thời gian tính hai năm đầu: được xác định từ thời điểm nhập ngũ, tham gia nghĩa vụ công an nhân dân, học viên quân đội, công an, cơ yếu hưởng sinh hoạt phí, hoặc tham gia Dân quân thường trực.
Việc truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 157/2025/NĐ-CP quy định việc truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
- Khi tiền lương của người lao động được điều chỉnh tăng, làm tăng tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động và người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định 157/2025/NĐ-CP có trách nhiệm truy thu, truy đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội số tiền chênh lệch so với số tiền đã đóng đối với các tháng được điều chỉnh tăng tiền lương tương ứng.
- Cách tính số tiền truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 157/2025/NĐ-CP được tính trên cơ sở mức tham chiếu do Chính phủ quy định từng giai đoạn và mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Từ khóa: Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc Người lao động thuộc LLVT nhân dân Bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;