Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Số tiền phải nộp khi trốn đóng BHYT từ ngày 01/7/2025 được xác định như thế nào?

Bài viết dưới đây sẽ giải quyết nội dung về “Số tiền phải nộp khi trốn đóng BHYT từ ngày 01/7/2025 được xác định như thế nào?” dựa theo quy định hiện hành.

Đăng bài: 17:36 15/07/2025

Số tiền phải nộp khi trốn đóng BHYT từ ngày 01/7/2025 được xác định như thế nào?

Số tiền phải nộp khi trốn đóng BHYT từ ngày 01/7/2025 được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào được xem là hành vi trốn đóng BHYT từ ngày 01/7/2025?

Hành vi trốn đóng BHYT là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Bảo hiểm y tế. Cụ thể, trốn đóng bảo hiểm y tế là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(i) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật Bảo hiểm y tế mà người sử dụng lao động không lập danh sách hoặc lập danh sách không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm y tế;

Điều 17. Cấp thẻ bảo hiểm y tế

1. Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế như sau:

...

b) Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này do người sử dụng lao động lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 12 của Luật này tự nộp, hồ sơ là tờ khai quy định tại điểm a khoản này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được xác định thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế;

(ii) Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế thấp hơn tiền lương quy định tại Điều 14 của Luật Bảo hiểm y tế;

Điều 14. Tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế

1. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

2. Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.

3. Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.

4. Đối với đối tượng không thuộc quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là mức tham chiếu.

5. Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức tham chiếu.

(iii) Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm y tế sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế chậm nhất theo quy định tại khoản 8 Điều 15 của Luật Bảo hiểm y tế và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định của Chính phủ;

Điều 15. Phương thức đóng bảo hiểm y tế

...

8. Thời hạn đóng bảo hiểm y tế chậm nhất đối với người sử dụng lao động được quy định như sau:

a) Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo đối với phương thức đóng hằng tháng;

b) Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng đối với phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

(iv) Các trường hợp khác bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ.

Cơ sở pháp lý: Điều 48b Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được bổ sung theo quy định tại khoản 33 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024)

Số tiền phải nộp khi trốn đóng BHYT từ ngày 01/7/2025 được xác định như thế nào?

Theo Nghị định 188/2025/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng BHYT phải nộp số tiền đối với hành vi chậm đóng, trốn đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trong đó, số tiền phải nộp khi trốn đóng BHYT từ ngày 01/7/2025 được xác định như sau:

Cđt = Pst x n x 0,03%

Trong đó:

- Cđt: Số tiền phải đóng trên số ngày chậm đóng, trốn đóng cho tháng t (t=1,2,3,...12)

- Pst: Số tiền phải đóng phát sinh của tháng t

- n: Số ngày chậm đóng, trốn đóng.

Khi đã xác định được số tiền phải nộp khi trốn đóng BHYT, cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người lao động trong trường hợp cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế thực hiện như sau:

- Người lao động hoặc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật của người lao động trực tiếp nộp hồ sơ theo thành phần quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 55 Nghị định 188/2025/NĐ-CP cho cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế;

- Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người lao động hoặc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật của người lao động trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán;

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp bàng kê chi phí xác định số tiền người bệnh đã thanh toán cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kèm theo hóa đơn hợp pháp theo đề nghị của người bệnh để làm cơ sở cho người bệnh đề nghị hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Cơ sở pháp lý: Điều 4 Nghị định 188/2025/NĐ-CP.

Các biện pháp xử lý hành vi trốn đóng BHYT từ ngày 01/7/2025

Cụ thể, cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật

Trong đó, các biện pháp xử lý hành vi trốn đóng BHYT bao gồm:

- Bắt buộc đóng đủ số tiền trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm y tế trốn đóng và số ngày trốn đóng vào quỹ bảo hiểm y tế;

- Xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;

- Không xem xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

Cơ sở pháp lý: Điều 49 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024)

Từ khóa: Trốn đóng BHYT Số tiền phải nộp khi trốn đóng BHYT Trốn đóng bảo hiểm y tế Biện pháp xử lý hành vi trốn đóng BHYT Bảo hiểm y tế

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...