Nghị định 172/2025/NĐ-CP: Bỏ hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức lãnh đạo
Nghị định 172/2025/NĐ-CP: Bỏ hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức lãnh đạo
Nghị định 172/2025/NĐ-CP: Bỏ hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức lãnh đạo
Căn cứ Điều 7 Nghị định 172/2025/NĐ-CP, các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức được quy định như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức, áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn, bổ nhiệm hoặc chỉ định giữ chức vụ, chức danh;
d) Bãi nhiệm.
2. Áp dụng đối với công chức.
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức, áp dụng đối với công chức lãnh đạo, quản lý;
d) Buộc thôi việc.
Tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về hình thức kỷ luật đối với công chức như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
...
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.
So với quy định cũ tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì hiện nay hình thức kỷ luật giáng chức sẽ không còn áp dụng đối với công chức lãnh đạo. Ngoài ra còn bỏ hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo.
Nghị định 172/2025/NĐ-CP: Bỏ hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức lãnh đạo (Hình từ Internet)
Các trường hợp được miễn kỷ luật đối với cán bộ, công chức
Tại Điều 4 Nghị định 172/2025/NĐ-CP quy định các trường hợp loại trừ kỷ luật; miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ, tăng nặng mức kỷ luật:
Các trường hợp loại trừ kỷ luật; miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ, tăng nặng mức kỷ luật
1. Các trường hợp loại trừ kỷ luật được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hình sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Trường hợp vi phạm có một hoặc một số tình tiết sau thì được miễn kỷ luật:
a) Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm;
b) Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2025;
c) Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật về tình trạng khẩn cấp khi thi hành công vụ;
d) Đã thực hiện theo đúng quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, không vụ lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhưng có gây ra thiệt hại vì lý do khách quan;
đ) Thực hiện đề xuất về đổi mới, sáng tạo được cơ quan có thẩm quyền cho phép và được cấp có thẩm quyền xác định đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung nhưng có thiệt hại xảy ra.
e) Có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.
...
Theo đó, trường hợp vi phạm có một hoặc một số tình tiết sau thì được miễn kỷ luật:
(1) Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm;
(2) Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2025;
(3) Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật về tình trạng khẩn cấp khi thi hành công vụ;
(4) Đã thực hiện theo đúng quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, không vụ lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhưng có gây ra thiệt hại vì lý do khách quan;
(5) Thực hiện đề xuất về đổi mới, sáng tạo được cơ quan có thẩm quyền cho phép và được cấp có thẩm quyền xác định đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung nhưng có thiệt hại xảy ra.
(6) Có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.
Hành vi nào của cán bộ công chức bị xử lý kỷ luật?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 172/2025/NĐ-CP, cán bộ, công chức có hành vi vi phạm quy định của Đảng liên quan đến hoạt động công vụ; các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức; những việc cán bộ, công chức không được làm; vi phạm đạo đức công vụ, văn hóa giao tiếp ở công sở, giao tiếp với Nhân dân; vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì sẽ bị xử lý kỷ luật.
Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
- Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
- Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức và Nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
- Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức và Nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Xem thêm
Từ khóa: Công chức lãnh đạo Kỷ luật Kỷ luật giáng chức Bỏ hình thức kỷ luật giáng chức Trường hợp được miễn kỷ luật Xử lý kỷ luật
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;