Mức lương tối thiểu vùng Hà Nội năm 2026 là bao nhiêu theo đề xuất của Bộ Nội Vụ?
Bộ Nội vụ công bố tài liệu lấy ý kiến về Dự thảo quy định mức lương tối thiểu của người lao động làm việc theo HĐLĐ, trong đó quy định mức lương tối thiểu vùng Hà Nội năm 2026
Vừa qua, Bộ Nội vụ đã công bố tài liệu để lấy ý kiến góp ý về Dự thảo quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (Sau đây gọi tắt là Dự thảo Nghị định).
Theo Dự thảo Nghị định, Bộ Nội vụ đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2026.
Dự thảo Nghị định: TẢI VỀ
Mức lương tối thiểu vùng Hà Nội năm 2026 là bao nhiêu theo đề xuất của Bộ Nội Vụ?
Cụ thể, theo Dự thảo Nghị định, mức lương tối thiểu vùng (gồm mức lương tối thiểu tháng và tối thiểu giờ) của vùng (I, II, III, V) dự kiến như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I |
5.310.000 |
25.500 |
Vùng II |
4.730.000 |
22.700 |
Vùng III |
4.140.000 |
19.900 |
Vùng IV |
3.700.000 |
17.800 |
Dẫn chiếu đến Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng Hà Nội năm 2026 theo đề xuất của Bộ Nội vụ như sau:
- Vùng I: Áp dụng đối với các phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam, Ba Đình, Ngọc Hà, Giảng Võ, Hai Bà Trưng, Vĩnh Tuy, Bạch Mai, Đống Đa, Kim Liên, Văn Miêu - Quốc Tử Giám, Láng, Ô Chợ Dừa, Hồng Hà, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Vĩnh Hưng, Tương Mai, Định Công, Hoàng Liệt, Yên Sở, Thanh Xuân, Khương Đình, Phương Liệt, Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hoà, Tây Hồ, Phú Thượng, Tây Tựu, Phú Diễn, Xuân Đỉnh, Đông Ngạc, Thượng Cát, Từ Liêm, Xuân Phương, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Long Biên, Bồ Đề, Việt Hưng, Phúc Lợi, Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Phú Lương, Kiến Hưng, Thanh Liệt, Chương Mỹ, Sơn Tây, Tùng Thiện và các xã Thanh Trì, Đại Thanh, Phù Nam, Ngọc Hồi, Thượng Phúc, Thường Tín, Chương Dương, Hồng Vân, Phú Xuyên, Thanh Oai, Bình Minh, Tam Hưng, Dân Hòa, Phú Nghĩa, Xuân Mai, Trần Phú, Hoà Phú, Quảng Bị, Yên Bài, Đoài Phương, Thạch Thất, Hạ Bằng, Tây Phương, Hoà Lạc, Yên Xuân, Quốc Oai, Hưng Đạo, Kiểu Phú, Phú Cát, Hoài Đức, Dương Hoà, Sơn Đồng, An Khánh,Gia Lâm, Thuận An, Bát Tràng, Phù Đổng, Thư Lâm, Đông Anh, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh, Mê Linh, Yên Lãng, Tiến Thắng, Quang Minh, Sóc Sơn, Đa Phúc, Nội Bài, Trung Giã, Kim Anh là 5.310.000 đồng/tháng (tăng 350.000 đồng/tháng so với năm 2025) và 25.500 đồng/giờ (tăng 1.700 đồng/giờ so với năm 2025)
- Vùng II: Áp dụng đối với các xã, phường còn lại của TP Hà Nội là 4.730.000 đồng/tháng (tăng 320.000 đồng/tháng so với hiện hành) và 22.700 đồng/giờ (tăng 1.500 đồng/giờ so với hiện hành)
Trên đây là toàn bộ nội dung về "Mức lương tối thiểu vùng Hà Nội năm 2026 là bao nhiêu theo đề xuất của Bộ Nội Vụ?"
Mức lương tối thiểu vùng Hà Nội năm 2026 là bao nhiêu theo đề xuất của Bộ Nội Vụ? (Hình ảnh Internet)
Người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào khi Dự thảo Nghị định chính thức có hiệu lực thi hành?
Căn cứ khoản 1, khoản 4 Điều 5 Dự thảo Nghị định quy định như sau:
- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp;
+ Không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
+ Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động (bao gồm cả thỏa thuận về chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học tập, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu) so với quy định tại Nghị định này, thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, nếu Dự thảo Nghị định được thông qua, từ ngày 01/01/2026, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện những việc được nêu trên.
Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định như thế nào theo Dự thảo Nghị định?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Dự thảo Nghị định quy định việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
- Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
- Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
>> Xem thêm Việc làm tại Hà Nội |
Từ khóa: Mức lương tối thiểu vùng hà nội Mức lương tối thiểu vùng Lương tối thiểu vùng hà nội Mức lương tối thiểu vùng hà nội năm 2026 Lương tối thiểu vùng hà nội năm 2026
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;