Luật Việc làm 2025 quy định mức đóng bảo hiểm thất nghiệp ra sao?
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở nào theo Luật Việc làm 2025? Người lao động phải đóng tối đa bao nhiêu tiền bảo hiểm thất nghiệp theo quy định mới?
Luật Việc làm 2025 quy định mức đóng bảo hiểm thất nghiệp ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Việc làm 2025 quy định như sau:
Nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp
1. Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.
3. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
4. Việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia.
5. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích; bảo đảm an toàn, tăng trưởng và được Nhà nước bảo hộ.
Theo đó, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.
Luật Việc làm 2025 quy định mức đóng bảo hiểm thất nghiệp ra sao?
Người lao động phải đóng tối đa bao nhiêu tiền bảo hiểm thất nghiệp theo quy định mới?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Việc làm 2025 quy định như sau:
Đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
a) Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng;
b) Người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
2. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Đối với người lao động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 của Luật này hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì người sử dụng lao động đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội và thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần. Thời hạn đóng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng.
3. Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
...
Theo đó, mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
- Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng;
- Người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
- Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
Như vậy, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa đối với người lao động bằng 1% tiền lương tháng.
Hưởng bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng tối đa là bao nhiêu?
Căn cứu Điều 39 Luật Việc làm 2025 quy định như sau:
Mức hưởng, thời gian hưởng, thời điểm hưởng và hồ sơ, trình tự, thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày làm việc thứ 11 kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
4. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, bao gồm thời gian tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và khoản 2 Điều này; quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Do đó, hưởng bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi kết thúc hợp đồng. Nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng.
Xem thêm
- Chính thức bổ sung thêm nhiều lý do chấm dứt trợ cấp thất nghiệp từ 01/01/2026?
- Chính thức NLĐ được chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 01/01/2026?
- Chính thức thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 01/01/2026?
>>> Tìm Việc làm Bảo hiểm mới nhất tại đây! |
Từ khóa: Luật Việc làm 2025 Bảo hiểm thất nghiệp Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp Hưởng bảo hiểm thất nghiệp Bình quân tiền lương tháng
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;