Thủ tục giải quyết thôi việc của viên chức gồm mấy bước? Trợ cấp thôi việc đối với viên chức được quy định như thế nào?
Thủ tục giải quyết thôi việc của viên chức gồm mấy bước? Trợ cấp thôi việc đối với viên chức được quy định như thế nào?
Thủ tục giải quyết thôi việc của viên chức gồm mấy bước?
Theo khoản 3 Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng viên chức phải đảm bảo thực hiện theo trình tự thủ tục giải quyết thôi việc sau:
Bước 1: Thông báo bằng văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết theo thời gian như sau:
- Ít nhất 5 ngày đối với trường hợp:
+ Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
+ Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
+ Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
+ Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
+ Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
- Ít nhất 30 ngày đối với trường hợp:
Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập:
- Đồng ý: Giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức;
- Không đồng ý: Trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do vì sao.
Thủ tục giải quyết thôi việc của viên chức gồm mấy bước? (Hình internet)
Trợ cấp thôi việc đối với viên chức được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 58 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định trợ cấp thôi việc đối với viên chức thôi việc như sau:
- Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau:
+ Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ quản lý, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
+ Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng;
+ Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008;
+ Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.
- Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.
Có mấy loại hợp đồng làm việc đối với viên chức?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) hiện nay có 02 loại hợp đồng làm việc đối với viên chức:
[1] Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại [2.2] và [2.3] .
[2] Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
[2.1] Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
[2.2] Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 Luật Viên chức 2010;
[2.3] Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Xem thêm
- Công văn 1814: 02 nhóm cán bộ công chức viên chức nghỉ việc trước so với thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp, cụ thể ra sao?
- Chính thức cho thôi việc đối tượng nào khi sắp xếp tổ chức bộ máy? Quy trình giải quyết chính sách nghỉ thôi việc gồm những bước nào?
- Chính thức khoản tiền được nhận khi nghỉ thôi việc theo Nghị định 178? Ai được nhận và được nhận những khoản nào?
Từ khóa: Trợ cấp thôi việc Giải quyết thôi việc Hợp đồng làm việc Thôi việc đối với viên chức Luật Viên chức 2010
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;