Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Người sử dụng lao động bắt buộc tạm ứng tiền lương cho người lao động trong trường hợp nào?
Tôi muốn biết người lao động có được quyền tạm ứng tiền lương hàng tháng không? Người sử dụng lao động bắt buộc tạm ứng tiền lương cho người lao động trong trường hợp nào? Thắc mắc đến từ bạn Thanh Dung ở Bình Dương.
Người lao động có được quyền tạm ứng tiền lương hàng tháng không?
Theo Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.”
Theo đó, người lao động có thể được tạm ứng tiền lương hàng tháng theo điều kiện do hai bên thoả thuận và không bị tính lãi.
Người sử dụng lao động bắt buộc tạm ứng tiền lương cho người lao động trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động bắt buộc tạm ứng tiền lương cho người lao động trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Bộ luật Lao động 2019, nếu thuộc các trường hợp sau thì người sử dụng lao động bắt buộc phải tạm ứng tiền lương cho người lao động gồm:
- Theo khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.”
- Theo khoản 2 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.”
- Theo khoản 5 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 thì khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lươngít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
- Căn cứ theo khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.”
Như vậy, trong một số trường hợp nhất định pháp luật quy định người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương cho người lao động.
Không tạm ứng tiền lương cho người lao động trong trường hợp họ bị tạm đình chỉ công việc bị phạt thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Vi phạm quy định về tiền lương
...
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:… không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này:
…”
Như vậy, người sử dụng lao động không tạm ứng tiền lương cho người lao động trong thời gian họ bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt vi phạm hành chính như trên và buộc phải trả đủ tiền lương tạm ứng cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó.
Lưu ý: Mức phạt này áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân, còn tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ gấp 02 lần theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Mùng 1 Tết có phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam? Làm việc vào ngày này được hưởng lương như thế nào?
Tổng hợp những câu chúc Tết Âm lịch 2025 dành cho nhân viên hay và ý nghĩa nhất?Công ty có nghĩa vụ thưởng Tết cho nhân viên theo quy định pháp luật không?
Đưa ông bà cúng gì dịp Tết Nguyên đán 2025? Mẫu văn khấn cúng đưa ông bà dịp Tết Nguyên đán 2025 như thế nào? Có được tạm ứng tiền lương trước khi nghỉ tết không?
Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời: Nghi lễ quan trọng đón năm mới bình an? Mẫu văn khấn cúng giao thừa ngoài trời chuẩn nhất?