Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Quy định về thời gian chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức viên chức không giữ chức vụ ngành Lao động Thương binh và Xã hội là bao lâu?
Mấy năm sẽ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức viên chức không giữ chức vụ ngành Lao động Thương binh và Xã hội một lần?
Đăng bài: 21:30 03/01/2025
Quy định về thời gian chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức viên chức không giữ chức vụ ngành Lao động Thương binh và Xã hội là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định:
Thời hạn thực hiện
1. Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là từ đủ 02 năm đến 05 năm.
2. Thời hạn mà người có chức vụ quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi giữ chức vụ là 02 năm (đủ 24 tháng).
Chiếu theo quy định trên, thời hạn chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là từ đủ 02 năm đến 05 năm.
Như vậy, công chức viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội sẽ thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác sau từ đủ 02 năm đến 05 năm một lần.
Xem thêm
Quy định về thời gian chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức viên chức không giữ chức vụ ngành Lao động Thương binh và Xã hội là bao lâu? (Hình từ Internet)
Quy định về nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác trong ngành Lao động - Thương binh và Xã hội như thế nào?
Khi chuyển đổi vị trí công tác cho các đối tượng ngành Lao động Thương binh và Xã hội cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 5 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020, cụ thể như sau:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng.
- Việc chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn. nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Việc chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức vì vụ lợi hoặc để trù dập công chức, viên chức.
Công chức viên chức ngành Lao động Thương binh và Xã hội không giữ chức vụ có thể gặp những trường hợp nào khi chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác?
Căn cứ theo Điều 7 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định:
Trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
1. Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
2. Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
3. Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
4. Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
Như vậy, những công chức viên chức không giữ chức vụ ngành Lao động Thương binh và Xã hội thuộc các trường hợp sau đây sẽ chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác:
- Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
- Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
- Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
Mới
>>>Danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi
Khi nào kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức viên chức không giữ chức vụ được ban hành hàng năm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định:
Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Hàng năm, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ vào Danh mục các vị trí công chức, viên chức không giữ chức vụ, lãnh đạo quản lý định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại Điều 2 Quyết định này và danh mục theo Luật Phòng, chống tham nhũng, các quy định của các Bộ, ngành liên quan để xây dựng, ban hành và công khai Kế hoạch thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức của năm liền kề và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trước ngày 31 tháng 12.
b) Tổng hợp danh sách người có chức vụ quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi giữ chức vụ và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
...
Theo quy định trên, Kế hoạch thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức viên chức không giữ chức vụ ngành Lao động Thương binh và Xã hội của năm liền kề sẽ được ban hành, công khai và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31/12 hằng năm.
Người lao động được nghỉ việc riêng vẫn được hưởng nguyên lương trong trường hợp nào? Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng có ngày phép năm không?
Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc bình thường của người lao động như thế nào? Phải được sự đồng ý của người lao động khi sắp xếp người lao động làm thêm giờ đúng không?
Doanh nghiệp phải thanh toán khoản nào cho người lao động khi phá sản? Khi doanh nghiệp phá sản, người lao động có bị chấm dứt hợp đồng lao động không?
Trong những trường hợp nào bên thuê lại lao động được phép hoặc không được phép sử dụng lao động thuê lại?
Từ khóa liên quan
Xem nhiều nhất gần đây
Năm 2025, ai bị phạt khi chở người không đội nón bảo hiểm? Trưởng Công an xã có quyền xử phạt hành vi chở người không đội nón bảo hiểm hay không?
Mức xử phạt lỗi không gương xe máy 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Ai là người có thẩm quyền xử phạt hành vi không gắn gương chiếu hậu bên trái đối với xe máy? Các hình thức nộp phạt?
Năm 2025, xe máy chỉ lắp 1 gương chiếu hậu bên trái liệu có bị xử phạt? Mức xử phạt đối với lỗi xe không gương được quy định như thế nào? Quy định về kích thước gương chiếu hậu xe gắn máy ra sao?
Người điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ 2024 với 8 Chương, 55 Điều.
Mức xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm năm 2025 là bao nhiêu? Cá nhân có hành vi vi phạm không đội mũ bảo hiểm có được yêu cầu xử lý phạt tại chỗ hay không?
Chính thức cấm thuốc lá điện tử theo Nghị quyết 173? Ai là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?
Năm 2025, mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy đi sai làn đường là bao nhiêu? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm giao thông đường bộ từ năm 2025 được quy định như thế nào?
Từ năm 2025, sử dụng điện thoại khi đang lái xe máy bị phạt bao nhiêu? Việc trừ điểm giấy phép lái xe đối với người sử dụng điện thoại khi đang lái xe được thực hiện khi nào?
Vạch xương cá là gì? Lỗi đè lên vạch xương cá năm 2025 đối với xe ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?