Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Lễ hội Nguyên Tiêu Quận 5 tổ chức ở đâu, khi nào? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày lễ hội trong năm không?
Lịch trình và địa điểm tổ chức lễ hội Nguyên Tiêu Quận 5? Hoạt đồng nổi bật trong lễ hội là gì? Người lao động có được nghỉ làm vào những ngày lễ hội trong năm không?
Lễ hội Nguyên Tiêu Quận 5 TPHCM tổ chức ở đâu, khi nào?
Năm 2025, lễ hội Nguyên Tiêu Quận 5, TP.HCM, sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 12/2/2025 (tức ngày 13 đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đây là một sự kiện văn hóa đặc sắc, thể hiện sự giao thoa giữa các nền văn hóa và là dịp để cộng đồng người Hoa tại TP.HCM gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống.
Lịch trình và địa điểm tổ chức
- Ngày 10/2/2025 (13 tháng Giêng): Lễ hội Nguyên Tiêu bắt đầu với Đêm thơ Việt Nam, diễn ra vào lúc 19h30 tại Trung tâm Văn hóa Quận 5. Đây là dịp để tôn vinh và giới thiệu những tác phẩm thơ ca đặc sắc, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân.
- Ngày 12/2/2025 (15 tháng Giêng): Đêm hội Nguyên Tiêu sẽ diễn ra từ 19h đến 21h30 tại khuôn viên Trung tâm Văn hóa Quận 5. Chương trình bao gồm nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách.
Hoạt động nổi bật
[1] Diễu hành Nghệ thuật đường phố: Diễn ra từ 16h30 đến 18h30 ngày 12/2, với sự tham gia của khoảng 1.100 diễn viên quần chúng từ các Hội quán người Hoa và các đoàn Lân – Sư – Rồng thuộc các quận 5, 6 và 11. Đoàn diễu hành Nghệ thuật đường phố sẽ đi qua các tuyến đường chính như Hải Thượng Lãn Ông, Châu Văn Liêm, Lão Tử, Lương Nhữ Học, Nguyễn Trãi và Trần Xuân Hòa, tạo nên không khí sôi động và rực rỡ sắc màu.
[2] Nghi lễ và Sinh hoạt Tín ngưỡng: Tại các Hội quán trên địa bàn Quận 5, từ ngày 9 đến 12/2, sẽ diễn ra các nghi lễ truyền thống như Lễ Tế thánh, Đấu thỉnh đèn lộc, biểu diễn Lân Sư Rồng và các chương trình ca kịch của các nhóm ngôn ngữ Quảng Đông, Triều Châu, Phước Kiến và Hải Nam. Những hoạt động này không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là dịp để cộng đồng người Hoa thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của mình.
[3] Triển lãm Văn hóa và Ẩm thực: Tại Trung tâm Văn hóa Quận 5, sẽ có các hoạt động như triển lãm hình ảnh về Lễ hội Nguyên Tiêu qua các năm, trưng bày tranh mỹ thuật và tranh thủy mặc, viết thư pháp, cùng với các trò chơi dân gian. Đặc biệt, chương trình ẩm thực "Tuần lễ Dimsum" sẽ giới thiệu hàng trăm món ăn đặc trưng của người Hoa, mang đến cho du khách những trải nghiệm ẩm thực phong phú và đa dạng.
Lễ hội Nguyên Tiêu Quận 5 tổ chức ở đâu, khi nào? Người lao động có được nghỉ làm vào những ngày lễ hội trong năm không?(Hình từ Internet)
Người lao động tham gia lễ hội có quyền gì?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
1. Người tham gia lễ hội có các quyền sau
a) Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
b) Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
c) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
...
Theo đó, người lao động tham gia lễ hội có các quyền sau:
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
Người lao động có được nghỉ làm vào những ngày lễ hội trong năm không?
Hiện nay theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 chỉ quy định về ngày nghỉ lễ, Tết mà người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương chứ không đề cập về những ngày hội mà người lao động được nghỉ làm.
Trong đó 06 dịp lễ, tết mà người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương trong năm là:
+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
+ Tết Âm lịch: 05 ngày;
+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Tuy nhiên người lao động có thể nghỉ làm vào các ngày lễ hội khác nếu sử dụng phép năm hay nghỉ không hưởng lương, cụ thể:
Nghỉ phép năm:
Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, khi người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm từ 12 - 16 ngày tùy vào công việc và thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương.
Ngoài ra tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định nếu làm lâu năm thì người lao động còn được cộng phép thâm niên (cứ đủ 05 năm làm việc tính thêm 01 ngày phép).
Nghỉ không hưởng lương
Căn cứ theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định, người lao động có thể chủ động xin nghỉ không lương. Nhưng phải nhận được sự chấp thuận từ phía người sử dụng lao động và thời gian xin nghỉ sẽ không được hưởng lương.
Ngoài ra, nếu ngày lễ, hội đó trùng vào ngày nghỉ hằng tuần của người lao động theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động vẫn được nghỉ làm việc.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];