Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi đồng thời đến ngày hành kinh thì được nghỉ trong giờ làm việc bao lâu theo quy định?
Được nghỉ trong giờ làm việc bao lâu theo quy định đối với lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi đồng thời đến ngày hành kinh? Mức xử phạt đối với người sử dụng lao động khi không cho lao động nữ nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi là bao nhiêu?
Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi đồng thời đến ngày hành kinh thì được nghỉ trong giờ làm việc bao lâu theo quy định?
Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ như sau:
Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
...
4. Nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi:
a) Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
b) Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.
...
Đồng thời, theo điểm a khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ như sau:
Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
...
3. Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:
a) Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;
...
Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, về bảo vệ thai sản quy định như sau:
Bảo vệ thai sản
...
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Theo đó, từ các quy định nêu trên thì lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc.
Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động
Như vậy, theo quy định hiện hành thì đây là 02 trường hợp riêng biệt. Do đó, trường hợp lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà đồng thời cũng bị hành kinh thì ngoài 60 phút nghỉ theo quy định thì thời gian nghỉ trong giờ làm việc còn được cộng thêm 30 phút về chế độ hành kinh như đã nêu trên.
Lưu ý: Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng.
Thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với công ty.
Xem thêm: Thời gian nghỉ của lao động nữ khi đến "ngày đèn đỏ" được quy định như thế nào?
Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi đồng thời đến ngày hành kinh thì được nghỉ trong giờ làm việc bao lâu theo quy định? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt đối với người sử dụng lao động khi không cho lao động nữ nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi là bao nhiêu?
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, về vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới như sau:
Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
đ) Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
...
Theo đó, từ quy định trên thì người sử dụng lao động khi không cho lao động nữ nghỉ 60 phút mỗi ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác thì sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt bên trên áp dụng đối với trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân, trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động là cá nhân theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Như vậy, đối với hành vi không cho lao động nữ nghỉ 60 phút mỗi ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác thì sẽ bị xử phạt với mức phạt như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản quy định:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
...
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
...
Theo đó, số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định.
Trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Xem thêm: Các ngành nghề cho lao động nữ mang thai được giảm 1 giờ làm việc mỗi ngày là gì?
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn;
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì đối với lao động nữ làm việc tại cơ sở của mình? Nhà nước đã thực hiện những chính sách gì để thúc đẩy bình đẳng giới?
Công ty được xem là sử dụng nhiều lao động nữ trong trường hợp nào? Công ty sử dụng nhiều lao động nữ có được nhà nước giảm thuế không?
Lao động nữ theo quy định pháp luật là gì? 15 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ hiện nay, cụ thể ra sao?
Mức xử phạt đối với người sử dụng lao động không nhận lại người lao động sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động là bao nhiêu? Người lao động phải quay lại nơi làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động là bao lâu?
Có được tạm hoãn hợp đồng lao động đối với người lao động tham gia nghĩa vụ quân sự không? Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để tham gia nghĩa vụ quân sự có được tạm ứng tiền lương hay không?
Người lao động có được rút lại đơn xin nghỉ việc khi đã nộp cho người sử dụng lao động hay không? Quy định về thời gian báo trước của một số công việc đặc thù như thế nào?
Người lao động cao tuổi được quy định ra sao? Người lao động cao tuổi không được phép làm công việc nặng nhọc đúng không? Mức phạt sử dụng NLĐ cao tuổi làm công việc nặng nhọc?
Tại sao VTC lại ngừng phát sóng 13 kênh truyền hình sau 20 năm? Cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam như thế nào?
Cắt tóc vào ngày tốt sẽ mang lại may mắn, thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Lịch cắt tóc tháng 1 2025: Ngày tốt để cắt tóc tháng 1 2025 và ngày xấu cần tránh?
Mẫu viết thư UPU lần thứ 54 như thế nào? Tiền thưởng cuộc thi viết thư UPU có phải đóng thuế TNCN hay không?
Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của Shipper Shopee là gì? Shipper chở hàng cồng kềnh có thể bị phạt bao nhiêu tiền từ 2025?
Nghị định 73 quy định cách tính tiền thưởng Tết cho lực lượng vũ trang như thế nào? Làm thế nào để xác định mức thưởng tết âm lịch 2025 cho cán bộ công chức viên chức?
Mẫu banner thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 đẹp, ấn tượng nhất? Ngày này người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?
03 đáp án Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Tuần 3 của bảng A B C? Cuộc thi tuổi trẻ học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2024 - 2025 mang đến cơ hội gì cho các thí sinh?
Năm 2025, dắt chó chạy theo bằng xe máy có bị phạt không theo Nghị định 168? Người lái xe phải giảm tốc độ khi có vật nuôi đi trên đường?
Cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của người Việt. Có nên cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 không? Nên cúng vào thời điểm nào là tốt nhất?
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2025 miền bắc chi tiết nhất? Người lao động có được tạm ứng tiền lương trước khi nghỉ tết Nguyên Đán 2025 không?