Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Chậm đóng kinh phí công đoàn có phải là hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia công đoàn hay không?
Quy định về đối tượng đóng kinh phí công đoàn? Chậm đóng kinh phí công đoàn có bị coi là hành vi vi phạm khi tham gia công đoàn không? Trong trường hợp nào có thể được miễn, giảm hoặc tạm dừng đóng kinh phí công đoàn?
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn là gì?
Căn cứ vào quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP về đối tượng đóng kinh phí công đoàn như sau:
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy theo quy định trên thì đối tượng đóng kinh phí công đoàn bao gồm:
- Cơ quan nhà nước kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
- Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn là gì? (Hình từ Internet)
Chậm đóng kinh phí công đoàn có phải là hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia công đoàn hay không?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 10 Luật Công đoàn 2024 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
3. Sử dụng biện pháp kinh tế, đe dọa tinh thần hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức Công đoàn, can thiệp, thao túng quá trình thành lập, hoạt động của Công đoàn, làm suy yếu hoặc vô hiệu hóa việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm của Công đoàn.
4. Không bảo đảm các điều kiện hoạt động công đoàn và cán bộ công đoàn theo quy định của pháp luật.
5. Không đóng kinh phí công đoàn; chậm đóng kinh phí công đoàn; đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định; đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng; quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn không đúng quy định.
6. Nhận viện trợ, tài trợ, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật trái quy định của pháp luật.
7. Lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân.
8. Thông tin không đúng sự thật, kích động, xuyên tạc, phỉ báng về tổ chức và hoạt động công đoàn.
Như vậy, dựa vào quy định trên thì hành vi chậm đóng kinh phí công đoàn là hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia công đoàn.
Trường hợp nào được miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn?
Căn cứ vào quy định tại Điều 30 Luật Công đoàn 2024 thì miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn đối với những trường hợp sau đây:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật thì được xem xét miễn số tiền chưa đóng kinh phí công đoàn.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gặp khó khăn vì lý do kinh tế hoặc bất khả kháng thì được xem xét giảm mức đóng kinh phí công đoàn.
- Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc không có khả năng đóng kinh phí công đoàn thì được xem xét tạm dừng đóng kinh phí công đoàn trong thời gian không quá 12 tháng.
Hết thời hạn tạm dừng đóng, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp tục đóng kinh phí công đoàn và đóng bù kinh phí công đoàn cho thời gian tạm dừng đóng.
Thời hạn đóng bù chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng kết thúc việc tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.
- Chính phủ thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định về việc miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn; quy định chi tiết các nội dung khác của Điều 30 Luật Công đoàn 2024.
Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Người lao động tham gia công đoàn phải sống và làm việc theo Hiến pháp đúng không? Điều lệ Công đoàn Việt Nam phải thực hiện theo Hiến pháp đúng không?
Người lao động có được tư vấn hỗ trợ pháp lý khi tham gia công đoàn không? Công đoàn cơ sở có trách nhiệm tuyên truyền, vận động người lao động tham gia công đoàn không?
Aries là cung gì? Tính cách của cung Aries trong công việc? Định hướng nghề nghiệp cho cung Aries?
Mùng 1 quét ra, mùng 3 quét vào: Ý nghĩa hay phong tục trong ngày Tết? Người lao động thử việc khi nghỉ Tết có được hưởng nguyên lương hay không?
Ngày tảo mộ năm 2025 vào ngày nào là tốt nhất? Người lao động đi làm ngày Tết Nguyên đán có được nghỉ bù hay không?
Ngày 25 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 25 tháng Chạp có được xem là ngày lễ chính thức theo pháp luật? Người lao động có được nghỉ Tết Nguyên Đán từ ngày 25 tháng Chạp không?