Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
06 tiêu chuẩn Thẩm phán Tòa án nhân dân từ ngày 01/01/2025
06 tiêu chuẩn Thẩm phán Tòa án nhân dân từ ngày 01/01/2025 Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
06 tiêu chuẩn Thẩm phán Tòa án nhân dân từ ngày 01/01/2025
Căn cứ Điều 94 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về 06 tiêu chuẩn Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau:
(1) Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
(2) Có độ tuổi từ đủ 28 tuổi trở lên.
(3) Có trình độ cử nhân luật trở lên.
(4) Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
(5) Có thời gian làm công tác pháp luật.
(6) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Xem thêm Chức danh tư pháp nào trong Tòa án được hưởng chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp từ Nhà nước?
06 tiêu chuẩn Thẩm phán Tòa án nhân dân được quy định như thế nào kể từ 2025? (Hình từ Internet)
Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 95 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau:
- Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 94 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân thuộc các Tòa án quân sự:
+ Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 05 năm trở lên; có năng lực xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật;
+ Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân.
- Trong trường hợp đặc biệt, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 3, 5 và 6 Điều 94 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân thuộc các Tòa án quân sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 10 năm trở lên, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự khu vực;
+ Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 15 năm trở lên, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự trung ương.
Nhiệm kỳ của Thẩm phán được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 100 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Nhiệm kỳ của Thẩm phán
1. Nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tính từ khi được bổ nhiệm đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
2. Thẩm phán Tòa án nhân dân được bổ nhiệm lần đầu có nhiệm kỳ là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm. Thẩm phán Tòa án nhân dân được bổ nhiệm lại có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
3. Thẩm phán Tòa án nhân dân được điều động để làm nhiệm vụ khác trong hệ thống Tòa án, khi được phân công lại làm Thẩm phán Tòa án nhân dân thì không phải trải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân và được xếp vào bậc tương ứng, trường hợp này nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
4. Thẩm phán không đủ điều kiện để bổ nhiệm lại được bố trí công tác khác phù hợp; khi đáp ứng đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân và có nguyện vọng thì phải trải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân, trường hợp này nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân được tính là nhiệm kỳ đầu.
Chính vì vậy, nhiệm kỳ của thẩm phán sẽ được quy định như sau:
- Nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tính từ khi được bổ nhiệm đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
- Thẩm phán Tòa án nhân dân được bổ nhiệm lần đầu có nhiệm kỳ là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm. Thẩm phán Tòa án nhân dân được bổ nhiệm lại có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
- Thẩm phán Tòa án nhân dân được điều động để làm nhiệm vụ khác trong hệ thống Tòa án, khi được phân công lại làm Thẩm phán Tòa án nhân dân thì không phải trải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân và được xếp vào bậc tương ứng, trường hợp này nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
- Thẩm phán không đủ điều kiện để bổ nhiệm lại được bố trí công tác khác phù hợp; khi đáp ứng đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân và có nguyện vọng thì phải trải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân, trường hợp này nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân được tính là nhiệm kỳ đầu.
Lưu ý: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025
Xem thêm Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân từ ngày 01/01/2025
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN SỰ. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về email [email protected];
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Ngày mấy dương lịch là ngày 23 tháng Chạp? Người lao động có những quyền và nghĩa vụ nào theo quy định của pháp luật?
Nghị định 168 quy định xử phạt vi phạm giao thông có hiệu lực từ ngày nào? Tài xế lái xe ô tô 4 chỗ không có bằng lái bị phạt bao nhiêu tiền?
Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân mới nhất năm 2025? Cách viết mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân như thế nào?
Có tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự không? Người lao động phải có mặt trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng?
Từ khóa liên quan
Xem nhiều nhất gần đây
Năm 2025, ai bị phạt khi chở người không đội nón bảo hiểm? Trưởng Công an xã có quyền xử phạt hành vi chở người không đội nón bảo hiểm hay không?
Mức xử phạt lỗi không gương xe máy 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Ai là người có thẩm quyền xử phạt hành vi không gắn gương chiếu hậu bên trái đối với xe máy? Các hình thức nộp phạt?
Năm 2025, xe máy chỉ lắp 1 gương chiếu hậu bên trái liệu có bị xử phạt? Mức xử phạt đối với lỗi xe không gương được quy định như thế nào? Quy định về kích thước gương chiếu hậu xe gắn máy ra sao?
Người điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm năm 2025 là bao nhiêu? Cá nhân có hành vi vi phạm không đội mũ bảo hiểm có được yêu cầu xử lý phạt tại chỗ hay không?
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ 2024 với 8 Chương, 55 Điều.
Chính thức cấm thuốc lá điện tử theo Nghị quyết 173? Ai là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?
Vạch xương cá là gì? Lỗi đè lên vạch xương cá năm 2025 đối với xe ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
Năm 2025, mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy đi sai làn đường là bao nhiêu? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm giao thông đường bộ từ năm 2025 được quy định như thế nào?
Từ năm 2025, sử dụng điện thoại khi đang lái xe máy bị phạt bao nhiêu? Việc trừ điểm giấy phép lái xe đối với người sử dụng điện thoại khi đang lái xe được thực hiện khi nào?