Chính thức sửa đổi quy định thay đổi thông tin đăng ký thuế làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cụ thể ra sao?
Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 40/2025/TT-BTC, chính thức sửa đổi quy định thay đổi thông tin đăng ký thuế làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cụ thể ra sao?
Chính thức sửa đổi quy định thay đổi thông tin đăng ký thuế làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cụ thể ra sao?
Ngày 13/6/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 40/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư thuộc lĩnh vực quản lý thuế để phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp. Theo đó, có sửa đổi quy định về thay đổi thông tin đăng ký thuế làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 86/2024/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 10 Thông tư 40/2025/TT-BTC), thay đổi thông tin đăng ký thuế làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện như sau:
* Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh khi có thay đổi địa chỉ trụ sở làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp:
- Người nộp thuế nộp hồ sơ thay đổi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp (cơ quan thuế nơi chuyển đi) để thực hiện các thủ tục về thuế trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ nộp tại cơ quan thuế nơi chuyển đi, gồm: Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 86/2024/TT-BTC.
- Sau khi nhận được Thông báo về việc người nộp thuế chuyển địa điểm mẫu số 09-MST ban hành kèm theo Thông tư 86/2024/TT-BTC của cơ quan thuế nơi chuyển đi, người nộp thuế thực hiện đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh.
* Người nộp thuế thuộc diện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, h, n khoản 2 Điểu 4 Thông tư 86/2024/TT-BTC khi có thay đổi địa chỉ trụ sở làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện như sau:
- Tại cơ quan thuế nơi chuyển đi Người nộp thuế nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp (cơ quan thuế nơi chuyển đi). Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế cụ thể như sau:
+ Đối với người nộp thuế theo quy định tại điểm a, b, c, đ, h, n khoản 2 Điều 4 Thông tư 86/2024/TT-BTC, gồm:
++ Tờ khai điều chinh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 86/2024/TT-BTC;
++ Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Văn bản tương đương do cơ quan có thâm quyên cập trong trường hợp địa chỉ trên các Giấy tờ này có thay đổi.
+ Đối với người nộp thuế theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư 86/2024/TT-BTC, gồm: Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 86/2024/TT-BTC.
- Tại cơ quan thuế nơi chuyển đến
+ Người nộp thuế nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi chuyển đến trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nơi chuyển đi ban hành Thông báo về việc người nộp thuế chuyển địa điểm mẫu số 09-MST ban hành kèm theo Thông tư này. Cụ thể:
++ Người nộp thuế theo quy định tại điểm a, b, d, đ, h khoản 2 Điều 4 Thông tư 86/2024/TT-BTC (trừ tổ hợp tác) nộp hồ sơ tại Chi cục Thuế khu vực nơi đặt trụ sở mới.
++ Người nộp thuế là tổ hợp tác theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 86/2024/TT-BTC nộp hồ sơ tại Đội thuế thuộc Chi cục Thuế khu vực nơi đặt trụ sở mới.
++ Người nộp thuế theo quy định tại điểm c, n khoản 2 Điều 4 Thông tư 86/2024/TT-BTC nộp sơ tại Chi cục Thuế khu vực nơi người nộp thuế đóng trụ sở (tổ chức do cơ quan trung ương và cơ quan cấp tỉnh ra quyết định thành lập); tại Đội thuế thuộc Chỉ cục Thuế khu vực nơi tổ chức đóng trụ sở (tổ chức không do cơ quan trung ương và cơ quan cấp tỉnh ra quyết định thành lập).
+ Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế, gồm:
++ Văn bản đăng ký chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến mẫu số 30/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 86/2024/TT-BTC.
++ Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Văn bản tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp địa chỉ trên các Giấy tờ này có thay đổi.
Lưu ý: Thông tư 40/2025/TT-BTC có hiệu lực từ 1/7/2025.
Chính thức sửa đổi quy định thay đổi thông tin đăng ký thuế làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Mã số thuế có cấu trúc như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 86/2024/TT-BTC, mã số thuế bao gồm mã số thuế dành cho doanh nghiệp, tổ chức và mã số thuế dành cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân. Mã số thuế do cơ quan thuế cấp có cấu trúc như sau:
N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 - N11N12N13
Trong đó:
- Hai chữ số đầu N1N2 là số phân khoảng của mã số thuế.
- Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999.
- Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.
- Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999.
- Dấu gạch ngang (-) là ký tự để phân tách nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 3 chữ số cuối.
Quản lý rủi ro trong quản lý thuế hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Luật Quản lý thuế 2019, quản lý rủi ro trong quản lý thuế hiện nay như sau:
- Cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, hoàn thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
- Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong khai thuế, hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
- Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế gồm nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý thuế phù hợp.
- Đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được quy định như sau:
+ Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế được thực hiện dựa trên hệ thống các tiêu chí, thông tin về lịch sử quá trình hoạt động của người nộp thuế, quá trình tuân thủ pháp luật và mối quan hệ hợp tác với cơ quan quản lý thuế trong việc thực hiện pháp luật về thuế và mức độ vi phạm pháp luật về thuế;
+ Phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Trong quá trình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan quản lý thuế xem xét các nội dung có liên quan, gồm thông tin về dấu hiệu rủi ro; dấu hiệu, hành vi vi phạm trong quản lý thuế; thông tin về kết quả hoạt động nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế, cơ quan khác có liên quan theo quy định của Luật này;
+ Cơ quan quản lý thuế sử dụng kết quả đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và kết quả phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế để áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp.
- Cơ quan quản lý thuế ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Xem thêm
Từ khóa: Thay đổi thông tin đăng ký thuế Thông tin đăng ký thuế Đăng ký thuế Cơ quan thuế quản lý trực tiếp Thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp Thông tư 40/2025/TT-BTC Người nộp thuế Mã số thuế
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;