Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Người lao động có quyền được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Quy định mới về tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động? Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 là bao nhiêu?
Người lao động có quyền được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định cụ thể về quyền của người sử dụng lao động như sau:
Quyền của người sử dụng lao động
1. Từ chối thực hiện yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
3. Được cơ quan bảo hiểm xã hội hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội.4. Được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Dẫn chiếu theo Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định cụ thể về tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian tối đa 12 tháng;
b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng.
Thời hạn đóng bù chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng kết thúc việc tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.
2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam, tạm đình chỉ công việc thì người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; trường hợp người lao động được truy lĩnh đủ tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động đóng bù cho thời gian bị tạm giam, tạm đình chỉ công việc bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định các trường hợp khác tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Như vậy, thông qua quy định trên thì người lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Người lao động có quyền được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? (hình từ Internet)
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như thế nào về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội?
Căn cứ theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định cụ thể về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội như sau:
[1] Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thỏa thuận trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương. Trường hợp người lao động ngừng việc vẫn hưởng tiền lương tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất thì đóng theo tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc;
- Đối tượng quy định tại các điểm đ, e và k khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do Chính phủ quy định;
- Đối tượng quy định tại các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng. Sau ít nhất 12 tháng thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn thì người lao động được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội;
- Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
[2] Thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Lưu ý:
Chính phủ quy định chi tiết điểm b khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024; quy định việc truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Từ 1/7/2025 đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định cụ thể về tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, từ 1/7/2025 đóng bảo hiểm xã hội với tỷ lệ như sau:
[1] Bảo hiểm xã hội bắt buộc đóng:
- 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản;
- 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
[2] Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Đóng bằng 22% thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Đối với tiền lương trả thêm cho người lao động làm việc vào ban đêm có tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7/2025 như thế nào? Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất đối với người sử dụng lao động là khi nào?
Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động theo quy định mới? Bị xem là chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nào?
Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm những loại giấy tờ gì? Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động được quy định như thế nào?
Lao động nữ nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản hay không? Lao động nữ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao lâu thì mới được hưởng chế độ thai sản?
(Chinhphu.vn) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nào từ 01/07/2025? Từ 01/07/2025 Thời điểm hưởng lương hưu của người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là khi nào?
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp thấp nhất của người lao động năm 2025 là bao nhiêu?
Hướng dẫn cách tính hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 đối với CBCCVC theo Thông tư 01 ra sao?
Từ Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mở rộng có gì thay đổi? Người sử dụng lao động sẽ phải đóng bao nhiêu tỷ lệ bảo hiểm xã hội trong năm 2025?
Việc tính mức hưu trí cho người vừa đóng BHXH bắt buộc vừa tự nguyện dựa vào quy định nào? Các chế độ hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 1/7/2025 được quy định ra sao?