Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bắt buộc của chủ hộ kinh doanh bao gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bắt buộc của chủ hộ kinh doanh bao gồm những gì? Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của chủ hộ kinh doanh được quy định như thế nào?
Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bắt buộc của chủ hộ kinh doanh bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trừ đối tượng quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điều 2 của Luật này bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Tờ khai đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
2. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của đối tượng quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điều 2 của Luật này nếu nộp qua người sử dụng lao động thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tự nộp thì hồ sơ là tờ khai quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là tờ khai đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Như vậy, từ quy định nêu trên thì hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bắt buộc của chủ hộ kinh doanh nếu nộp qua người sử dụng lao động thì hồ sơ bao gồm tờ khai đăng ký tham gia BHXH của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia BHXH. Trường hợp chủ hộ kinh doanh tự nộp thì hồ sơ bao gồm tờ khai đăng ký tham gia BHXH.
Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bắt buộc của chủ hộ kinh doanh bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của chủ hộ kinh doanh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định:
Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
b) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thỏa thuận trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương.
Trường hợp người lao động ngừng việc vẫn hưởng tiền lương tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất thì đóng theo tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc;
c) Đối tượng quy định tại các điểm đ, e và k khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do Chính phủ quy định;
d) Đối tượng quy định tại các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 của Luật này được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Sau ít nhất 12 tháng thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn thì người lao động được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội;
đ) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì chủ hộ kinh doanh được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại điểm đóng.
Lưu ý: Sau ít nhất 12 tháng thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn thì người lao động được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội;
Mức tham chiếu quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 13 Điều 141 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Quy định chuyển tiếp
...
13. Khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu quy định tại Luật này bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó.
...
Theo đó, khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó.
Hiện nay, mức lương cơ sở đang được áp dụng là 2.340.000 đồng/tháng (theo quy định tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP),
Như vậy, mức tham chiếu quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội sẽ là 2.340.000 đồng.
Xem thêm
Từ khóa: bảo hiểm xã hội bắt buộc BHXH bắt buộc Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bắt buộc tham gia BHXH bắt buộc Chủ hộ kinh doanh bảo hiểm xã hội Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tham gia bảo hiểm xã hội
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;