Công nhân không mang thiết bị bảo hộ bị xử lý như thế nào?
Xử lý như thế nào đối với công nhân không mang thiết bị bảo hộ?
Hiện tại quy định pháp luật chỉ hướng dẫn về nguyên tắc cấp phát, sử dụng thiết bị bảo hộ lao động tại Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành:
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 25/2022/TT-BLĐBXH này quy định:
Nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải kiểm tra việc sử dụng.
2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, thử nghiệm để bảo đảm chất lượng, quy cách của phương tiện bảo vệ này trước khi trang cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra chất lượng trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không sử dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng theo khuyến cáo của nhà cung cấp; loại bỏ ngay các phương tiện hư hỏng, không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình sử dụng.
3. Người lao động được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Người sử dụng lao động phải trang cấp lại cho người lao động phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Trường hợp bị mất, hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động của cơ sở. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao.
Theo hướng dẫn này thì việc người lao động không mang thiết bị bảo hộ trong khi làm việc sẽ bị xử lý kỷ luật theo nội quy lao động của công ty.
Hiện tại Bộ luật Lao động 2019 không quy định về mẫu nội quy, chỉ hướng dẫn về những nôi dung cần có trong nội quy lao động tại Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
Do đó, căn cứ theo các nội dung trên thì công nhân không mang thiết bị bảo hộ sẽ bị xử lý kỷ luật theo nội quy của công ty nếu trong nội quy công ty có quy định xử lý kỷ luật đối với hành vi này.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];