Yêu cầu về kỹ năng Nhân viên hành lý khách sạn (Bellman) hiện nay ra sao?
Yêu cầu về kỹ năng Nhân viên hành lý khách sạn (Bellman) hiện nay ra sao? Tiêu chuẩn TCVN 4391:2015 khách sạn xếp hạng khách sạn ra sao?
Yêu cầu về kỹ năng Nhân viên hành lý khách sạn (Bellman) hiện nay ra sao?
Bellman hay là nhân viên hành lý trong khách sạn, chịu trách nhiệm hỗ trợ vận chuyển hành lý của khách từ khu vực sảnh (quầy lễ tân) đến phòng lưu trú và ngược lại từ phòng ra xe khi khách ra về.
Hiện nay, Bellman (nhân viên hành lý) thường làm việc trong bộ phận tiền sảnh khách sạn từ 3 - 5 sao, với các công việc cụ thể bao gồm:
- Vận chuyển hành lý của khách từ sảnh đến phòng và ngược lại khi khách trả phòng, đảm bảo hành lý được bảo vệ an toàn, không bị hư hỏng hay mất mát.
- Hướng dẫn khách nhận phòng, giới thiệu các tiện ích của khách sạn và thông báo đầy đủ về thủ tục nhận phòng.
- Cung cấp thông tin về địa điểm tham quan, nhà hàng, quán ăn, v.vv.. và các hoạt động thú vị ở khu vực xung quanh.
- Giữ thái độ thân thiện, chuyên nghiệp và tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng.
- Phối hợp cùng các bộ phận liên quan để thực hiện tốt các công việc được giao.
Cụ thể, yêu cầu về kỹ năng Nhân viên hành lý khách sạn (Bellman) hiện nay như sau:
- Ngoại ngữ tốt (ưu tiên Tiếng Anh): Hiện nay, các khách sạn lớn thường tiếp đón một lượng lớn khách quốc tế. Vì vậy, việc thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, rất quan trọng với Bellman. Kỹ năng này không chỉ giúp Bellman giao tiếp với khách hàng mà còn tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp, góp phần nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp khéo léo là chìa khóa giúp Bellman tạo thiện cảm tốt với khách hàng trong lần gặp mặt đầu tiên. Kỹ năng này thể hiện ở khả năng lắng nghe và truyền đạt thông tin rõ ràng, lịch sự khi đón tiếp và hỗ trợ khách vận chuyển hành lý.
- Kỹ năng tổ chức: Bellman thường sẽ tiếp nhận khối lượng hành lý lớn trong một thời gian ngắn. Vì thế, Bellman phải có khả năng tổ chức, sắp xếp thời gian và phân bổ công việc phù hợp để đảm bảo quá trình vận chuyển và bàn giao hành lý cho khách hàng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Quá trình di chuyển hành lý không thể tránh khỏi những tình huống phát sinh như thất lạc hành lý, khách phàn nàn về dịch , v.vv.. Do đó, Bellman cần có khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt và nhanh chóng để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
*Trên đây là nội dung về yêu cầu về kỹ năng Nhân viên hành lý khách sạn (Bellman) hiện nay ra sao và chỉ mang tính tham khảo.
Yêu cầu về kỹ năng Nhân viên hành lý khách sạn (Bellman) hiện nay ra sao? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn TCVN 4391:2015 khách sạn xếp hạng khách sạn ra sao?
Dưới đây là thông tin chi tiết về Tiêu chuẩn TCVN 4391:2015 khách sạn xếp hạng khách sạn:
TCVN 4391:2015 KHÁCH SẠN - XẾP HẠNG Hotel – Classification
Mục lục Lời nói đầu 1. Phạm vi áp dụng 2. Thuật ngữ và định nghĩa 3. Phân loại, xếp hạng khách sạn 4. Yêu cầu chung 5. Yêu cầu cụ thể 6. Phương pháp đánh giá Phụ lục A (quy định) Nội dung và thang điểm đánh giá xếp hạng khách sạn Thư mục tài liệu tham khảo
Lời nói đầu TCVN 4391:2015 thay thế TCVN 4391:2009. TCVN 4391:2015 do Tổng cục Du lịch biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
KHÁCH SẠN - XẾP HẠNG Hotel - Classification 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu để xếp hạng khách sạn, không áp dụng để xếp hạng các loại cơ sở lưu trú du lịch khác. Tiêu chuẩn này cũng có thể được tham khảo khi thiết kế xây dựng mới, cải tạo nâng cấp khách sạn. 2. Thuật ngữ và định nghĩa Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau: 2.1. Khách sạn (hotel) Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách. [TCVN 9506:2012, định nghĩa 2.3 có sửa đổi] 2.2. Khách sạn nghỉ dưỡng (resort) Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, thường ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành, thường gần biển, gần sông, gần núi, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan… của khách. [TCVN 9506:2012, định nghĩa 2.3.9 có sửa đổi] 2.3. Khách sạn nổi (floating hotel) Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách. [TCVN 9506:2012, định nghĩa 2.3.7 có sửa đổi] ... >>> Tải về và xem chi tiết TCVN 4391:2015 |
Trên đây là thông tin về Yêu cầu về kỹ năng Nhân viên hành lý khách sạn (Bellman) hiện nay ra sao?
Từ khóa: Nhân viên hành lý Xếp hạng khách sạn Nhân viên hành lý khách sạn Kỹ năng nhân viên hành lý Bellman Kỹ năng nhân viên hành lý khách sạn Tiêu chuẩn tcvn 4391
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;