Kỹ năng thương lượng và chốt offer lương: Nhà tuyển dụng cần lưu ý điều gì?
Nhà tuyển dụng cần lưu ý điều gì: Kỹ năng thương lượng và chốt offer lương? Nhà tuyển dụng có bắt buộc xây dựng thang lương khi tuyển dụng không?
Kỹ năng thương lượng và chốt offer lương: Nhà tuyển dụng cần lưu ý điều gì?
Ngày nay thị trường lao động luôn ở mức cạnh tranh sôi nổi bởi số lượng ứng viên và nhu cầu tuyển dụng có mức chênh lệch. Trong khi đó, nhà tuyển dụng ngày càng mong muốn có được ứng viên có kỹ năng tay nghề cao, làm việc hiệu quả nhưng cũng muốn tối ưu chi phí cho doanh nghiệp nên các nhà tuyển dụng sẽ thường phải rèn luyện kỹ năng thương lượng và chốt offer lương.
Tuy nhiên, đối với nhà tuyển dụng phải thật sự có kinh nghiệm và thực hiện công việc ở mức thành tạo bởi đây là kỹ năng mang tính then chốt, đưa ra quyết định rằng có thể sẽ có được ứng viên phù hợp, đáp ứng được nguyện vọng của đôi bên hoặc mất đi một ứng viên tiềm năng do không phù hợp với nguyện vọng thực tế.
Đây là một trong những vấn đề nhạy cảm khi lựa chọn công việc đòi hỏi sự nghiên cứu, theo đó, kỹ năng thương lượng và chốt offer lương cần được rèn luyện như sau:
[1] Nhà tuyển dụng cần nắm được các vấn đề về phạm vi và khả năng có thể chấp nhận được của doanh nghiệp
- Mức lương tối đa có thể offer cho vị trí này.
- Mức lương tốt nhất có thể lựa chọn được cho vị trí tuyển dụng.
- Các khoản phúc lợi kèm theo đối với vị trí này, đặc biệt về các phúc lợi tài chính.
- Khung lương của vị trí này trên thị trường lao động và các vị trí tương đương khác.
- Các nguyên tắc xét tăng lương và điều chỉnh lương theo năng lực, kinh nghiệm của ứng viên.
Việc nắm vững được các nội dung trên sẽ giúp buổi thương lượng và chốt offer lương diễn ra hiệu quả hơn.
[2] Tìm hiểu kỳ vọng thực tế của ứng viên
Nhà tuyển dụng nên đưa ra các câu hỏi mang tính khéo léo khi khai thác nguyện vọng thực tế của ứng viên như:
- Mức lương của các công việc trước đây ứng viên nhận được khoảng bao nhiêu.
- Mức lương ứng viên cảm thấy xứng đáng với kỳ vọng tại công việc mới là bao nhiêu.
- Ứng viên đánh giá như thế nào về lương, phúc lợi và môi trường làm việc tại đây.
[3] Nhà tuyển dụng phải tạo được giá trị thực
Bởi ngoài các mức lương trong quá trình làm việc thì ứng viên sẽ có nhiều sự quan tâm đến các mốc giá trị khác như:
- Cơ hội đào tạo và lộ trình thăng tiến trong công việc.
- Chế độ, chính sách trong công việc đảm bảo sự linh hoạt.
- Văn hóa doanh nghiệp và phương thức hỗ trợ phát triển công việc.
- Môi trường làm việc và phương thức làm việc.
[4] Thương lượng và chốt offer lương đúng cách
Nhà tuyển dụng cần thương lượng một cách thuận lợi, chốt lại mức lương đúng thời điểm một cách chuyên nghiệp như:
- Chốt mức offer lương bằng văn bản tránh sai lệch thông tin và rõ ràng.
- Thể hiện được tính thuyết phục trong quá trình lương lượng.
- Gửi thông tin xác nhận và hướng dẫn các thông tin tiếp theo.
- Thường xuyên giữ liên lạc sau buổi phỏng vấn.
[5] Xử lý trường hợp bị từ chối offer lương
Việc từ chối offer lương là điều hoàn toàn có thể xảy ra và có thể xảy ra thường xuyên nên nhà tuyển dụng phải có phương thức làm việc phù hợp.
- Giữ thái độ làm việc chuyên nghiệp, tích cực và không áp lực ứng viên.
- Tìm hiểu nguyên nhân thực tế vì sao ứng viên lại từ chối.
- Đề xuất các giải pháp linh hoạt trong phạm vi được doanh nghiệp cấp quyền.
- Không được vi phạm các nguyên tắc ban đầu trong việc thương lượng và chốt offer lương.
- Giữ vững đạo đức nghề nghiệp, không chèn ép lương.
>> Kỹ năng đánh giá hồ sơ ứng viên: Bí quyết để lựa chọn đúng người?
>> Kỹ năng giải quyết xung đột trong tuyển dụng là gì?
Nhà tuyển dụng cần lưu ý điều gì: Kỹ năng thương lượng và chốt offer lương? (Hình từ Internet)
Nhà tuyển dụng có bắt buộc xây dựng thang lương khi tuyển dụng không?
Căn cứ ĐIều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Theo đó, thang lương là yếu tố bắt buộc mà nhà tuyển dụng hay người sử dụng lao động phải xây bởi đây là cơ sở để tuyển dụng, thỏa thuận mức lương theo công việc và trả lương cho người lao động, phục vụ chính cho giai đoạn thương lượng và chốt offer lương.
Từ khóa: Kỹ năng thương lượng và chốt offer lương Thương lượng Chốt offer lương Thang lương Nhà tuyển dụng
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;