Đâu là những kỹ năng không thể thiếu để trở thành Kiến trúc sư chuyên nghiệp?
Để trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp thì không thể thiếu những kỹ năng gì? Điều kiện hành nghề kiến trúc là gì?
Đâu là những kỹ năng không thể thiếu để trở thành Kiến trúc sư chuyên nghiệp?
Nghề Kiến trúc sư không còn đơn thuần chỉ là người vẽ ra những ngôi nhà đẹp mà còn đòi hỏi sự kết hợp giữa sự tinh tế và nghệ thuật, giữa kỹ thuật và tư duy chiến lược. Để có thể trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp không chỉ cần bằng cấp hay chứng chỉ làm việc mà còn phải rèn luyện thêm nhiều kỹ năng quan trọng trong suốt quá trình học tập và làm việc. Vậy đâu là những kỹ năng không thể thiếu để có thể trở thành Kiến trúc sư chuyên nghiệp? Dưới đây là bài viết tham khảo.
[1] Kỹ năng thiết kế và tư duy thẩm mỹ.
Có thể thấy được linh hồn của nghề kiến trúc chính là khả năng sáng tạo và tư duy thẩm mỹ không có giới hạn. Một kiến trúc sư chuyên nghiệp không chỉ vẽ đúng mà còn phải vẽ đẹp, có sự sáng tạo, phù hợp với ngữ cảnh xã hội và nhu cầu của khách hàng. Khi có tư duy thiết kế sẽ giúp Kiến trúc sư nhìn nhận được vấn đề dưới góc nhìn đa chiều, từ đó đưa ra giải pháp thẩm mỹ nhưng vẫn có sự khả thi về mặt công năng và kết cấu.
[2] Kiến thức kỹ thuật và phần mềm chuyên ngành.
Kiến trúc là sự giao thoa giữa kỹ thuật và nghệ thuật. Để có thể trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp đòi hỏi phải có kiến thức vững vàng về kết cấu công trình, vật liệu xây dựng, kỹ thuật thi công, an toàn công trình. Ngoài ra, kiến trúc sư cần phải thành thạo các phần mềm thiết kế như: AutoCAD, SketchUp, Revit, 3ds, Rhino, Photoshop...Những công cụ này không chỉ hỗ trợ trong việc trình bày ý tưởng một cách trực quan mà còn là tiêu chuẩn tuyển dụng hàng đầu ở hầu hết công ty kiến trúc hiện nay.
[3] Kỹ năng quản lý dự án.
Kiến trúc sư chuyên nghiệp cần phải có kiến thức và kỹ năng trong việc quản lý dự án hiệu quả: từ quản lý thời gian, ngân sách, tiến độ thi công cho đến làm việc với các bên liên quan (chủ đầu tưu, kỹ sư, nhà thầu, chính quyền...). Khi sở hữu kỹ năng quản lý dự án sẽ giúp kiến trúc sư tránh chậm trễ tiến độ, phát sinh thêm chi phí và đảm bảo dự án hoàn thiện đúng với yêu cầu.
[4] Kỹ năng giao tiếp và trình bày ý tưởng.
Một bản thiết kế dù xuất sắc đến như thế nào nhưng vẫn sẽ phải nằm trên giấy vì không biết cách trình bày và thuyết phục được khách hàng. Điều này đòi hỏi kiến trúc sư phải hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, biết cách giải thích các phương án thiết kế hợp lý và bảo vệ được quan điểm nghề nghiệp một cách thuyết phục.
[5] Tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề.
Ở một công trình thực tế luôn sẽ phát sinh những vấn đề như chi phí thay đổi, địa hình phức tạp, vấn đề pháp lý ràng buộc...Khi gặp phải những vấn đề này nếu kiến trúc sư có tư duy phản biện và giải quyết vấn đề thì có thể sẽ đưa ra được những giải pháp linh hoạt để đáp ứng kịp thời và giữ vững được ý tưởng ban đầu.
[6] Sự kiên trì và học hỏi không ngừng.
Kiến trúc là lĩnh vực đòi hỏi bản thân mỗi người theo đuổi ngành này phải có sự cập nhật liên tục, cập nhật về xu hướng thiết kế, công nghệ vật liệu, quy định của pháp luật liên quan đến việc xây dựng. Để có thể theo đuổi nghề này theo hướng chuyên nghiệp thì bản thân phải có tinh thần học hỏi suốt đời, dám thử nghiệp, không ngại sai sót.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Đâu là những kỹ năng không thể thiếu để trở thành Kiến trúc sư chuyên nghiệp? Lưu ý thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Click vào đây để tìm Việc làm Xây dựng
Đâu là những kỹ năng không thể thiếu để trở thành Kiến trúc sư chuyên nghiệp? (Hình từ Internet)
Điều kiện hành nghề kiến trúc là gì?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Kiến trúc 2019 quy định điều kiện hành nghề kiến trúc như sau:
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì thiết kế kiến trúc, cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc, kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 Luật Kiến trúc 2019.
- Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc được tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân.
- Tổ chức hành nghề kiến trúc phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 33 Luật Kiến trúc 2019 như sau:
+ Được thành lập theo quy định của pháp luật;
+ Có cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc hoặc chủ trì thiết kế kiến trúc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc;
+ Thông báo thông tin trên cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức hành nghề kiến trúc có trụ sở hoạt động.
Từ khóa: Kiến trúc sư Kỹ năng không thể thiếu để trở thành Kiến trúc sư chuyên nghiệp Hành nghề kiến trúc Chứng chỉ hành nghề kiến trúc Nghề kiến trúc Kiến trúc
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;