Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Hàng rào thuế quan là gì? Hàng rào phi thuế quan là gì?
Hàng rào thuế quan là gì? Hàng rào phi thuế quan là gì? Những đối tượng phải chịu hàng rào thuế quan? Việc xóa bỏ hàng rào phi thuế quan có tác động như thế nào?
Hàng rào thuế quan là gì? Hàng rào phi thuế quan là gì?
Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về Hàng rào thuế quan là gì? Phi thuế quan là gì?
(1) Hàng rào thuế quan là gì?
- Hàng rào thuế quan là biện pháp được quy định bởi Chính phủ quốc gia quy định về các loại thuế hoặc những hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải chịu thuế để nhằm hạn chế ảnh hưởng đến nền sản xuất trong nước. Trong đó:
+ Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân.
+ Thuế quan là thuế áp dụng đối với những hàng hóa thông qua hải quan, hay còn gọi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Mục đích chủ yếu khi xây dựng hàng rào thuế quan là:
+ Bảo đảm sự ổn định của nguồn thu cho ngân sách nhà nước
+ Bảo hộ sản xuất trong nước
- Khi áp dụng các loại thuế đối với những hàng hóa nhập khẩu, một áp lực để khiến cho phải tăng giá bán của những hàng hóa này, từ đó tạo ra được lợi thế trong cạnh tranh cho những hàng hóa được sản xuất trong nước về giá.
- Như vậy, thuế quan chính là hàng rào mang tính chất kinh tế đối với hàng hóa nhập khẩu.
(2) Hàng rào phi thuế quan là gì?
- Bên cạnh hàng rào thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia này vào quốc gia khác còn có thể phải đối mặt với các hàng rào phi thuế quan. Theo đó, hàng rào phi thuế quan được hiểu là các cách thức ngăn chặn hoặc gây trở ngại cho hàng hóa nhập khẩu nhưng không phải là đánh thuế nhập khẩu. Hàng rào phi thuế quan có 2 nhóm chính là:
+ Hàng rào hành chính;
+ Rào cản kỹ thuật.
- Thứ nhất, hàng rào hành chính là các quy định có tính chất mệnh lệnh hành chính nhà nước nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu. Hàng rào hành chính bao gồm các quy định pháp luật về cấm nhập, cấm xuất, giấy phép, hạn ngạch (quota), hạn chế xuất khẩu tự nguyện, tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc. Cụ thể:
+ Cấm nhập hoặc cấm xuất là những quy định pháp lý mà một quốc gia không cho phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu những hàng hóa nhất định. Đối với những hàng hóa có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe con người, an ninh, quốc phòng và môi trường thì cấm nhập, cấm xuất là cần thiết. Tuy nhiên, đối với những hàng hóa thông thường nếu quy định cấm nhập hoặc cấm xuất thì đây chính là biện pháp hành chính tạo ra hàng rào ngăn cản tự do thương mại quốc tế.
+ Giấy phép nhập khẩu là một trong những cách thức tạo ra rào cản đối với tự do hóa thương mại bằng cách yêu cầu nhà nhập khẩu phải đệ đơn để được cấp giấy phép nhập khẩu cho những loại hàng hóa nhất định. Trong thực tiễn, các thủ tục hành chính này đã tạo ra những rào cản không nhỏ đối với hàng hóa nhập khẩu.
+ Hạn ngạch (quota) là quy định lượng tối đa theo giá trị hoặc theo khối lượng đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một thời kỳ nhất định. Hạn ngạch có thể quy định cho từng nhà nhập khẩu/xuất khẩu hoặc quy định cho từng quốc gia có hàng hóa xuất khẩu sau đó quốc gia này lại phân bổ hạn ngạch cho các nhà xuất khẩu của quốc gia đó.
+ Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là thỏa thuận giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu về giới hạn tối đa theo giá trị hoặc theo khối lượng của một mặt hàng nào đó xuất khẩu từ một nước vào nước kia. Cách thức này gần giống như hạn ngạch nhưng khác ở chỗ, trong khi hạn ngạch là quy định đơn phương của một quốc gia thì hạn chế xuất khẩu tự nguyện là sản phẩm của một hiệp định song phương.
+ Tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc là một cách thức ngăn cản hàng hóa nhập khẩu, theo đó một quốc gia quy định một mặt hàng nào đó phải đạt một tỷ lệ nội địa hóa mới được tiêu thụ tại quốc gia đó.
- Thứ hai, rào cản kỹ thuật bản thân nó chỉ là những quy chuẩn kỹ thuật do một quốc gia quy định đối với hàng hóa. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nó lại được sử dụng như là một cách thức để cản trở hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa. Bởi vậy, những quy chuẩn kỹ thuật này được gọi là rào cản kỹ thuật.
- Ngoài hai nhóm hàng rào phi thuế quan có tính chất chính thống nêu trên, còn có những rào cản phi thuế quan không chính thống khác như sự nhũng nhiễu của công chức hải quan, sự không rõ ràng của các quy định về xuất xứ hàng hóa, sự chậm trễ trong thực hiện các thủ tục thông quan…
Lưu ý: Thông tin về Hàng rào thuế quan là gì? Hàng rào phi thuế quan là gì? chỉ mang tính chất tham khảo!
Hàng rào thuế quan là gì? Hàng rào phi thuế quan là gì? (Hình ảnh từ Internet)
Những đối tượng phải chịu hàng rào thuế quan?
Căn cứ theo Điều 2 Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, những đối tượng phải chịu hàng rào thuế quan gồm:
[1] Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
[2] Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
[3] Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
[4] Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
[5] Chính phủ quy định chi tiết Điều 2 Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016.
Việc xóa bỏ hàng rào phi thuế quan có tác động như thế nào?
Hội nhập quốc tế đòi hỏi quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư càng mạnh mẽ. Quá trình tự do hóa thương mại thể hiện qua các hiệp định song phương, đa phương, ở phạm vi khu vực và trên thế giới.
Điển hình của hội nhập quốc tế là WTO, các nước thành viên WTO phải thống nhất thực hiện các nguyên tắc cơ bản nhằm xóa bỏ, giảm bớt rào cản thương mại quốc tế như sau:
- Các ràng buộc về mặt thuế quan. Các nước đều được thúc giục loại bỏ bảo hộ sản xuất trong nước bằng cách giảm thuế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được cắt giảm không được tăng lên dựa vào cam kết quốc gia.
- Vấn đề bảo hộ ngành sản xuất nội địa thông qua thuế quan. WTO yêu cầu các nước phải tiến hành phải bảo vệ sản xuất trong nước chống lại cạnh tranh nước ngoài thông qua thuế quan.
+ Bảo vệ sản xuất trong nước phù hợp với nguyên tắc của WTO trước sự cạnh tranh không lành mạnh: áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế chống phân biệt đối xử.
+ Để áp dụng những biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh, các nước thành viên phải tuân thủ ràng buộc của WTO đã đưa ra nhằm tránh sự lợi dụng để bảo hộ sản xuất nội địa.
+ Hạn ngạch thuế quan cũng là một công cụ được WTO thừa nhận để bảo hộ hợp lý sản xuất nội địa, đây chính là công cụ kết hợp giữa hạn ngạch và thuế quan.
- Yêu cầu xóa bỏ rào cản phi thuế quan. Các nước thành viên phải xóa bỏ rào cản phi thuế quan bao gồm: các rào cản có tính chất hành chính, hạn chế xuất khẩu tự nguyện và quy định bắt buộc về tỷ lệ nội địa hóa để được tiêu thụ trong nước.
+ Các quốc gia thành viên của WTO không được áp dụng các biện pháp cấm nhập hàng hóa thông thường trừ trường hợp đối với hàng hóa ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, quốc phòng và đời sống con người.
+ WTO ngăn cản các quốc gia sử dụng các rào cản kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước.
Trong quá trình hội nhập, xóa bỏ hàng rào thuế quan và các rào cản phi thuế quan là tất yếu khách quan. Nguyên nhân quan trọng để các quốc gia WTO cam kết và thực hiện là những lợi ích của tự do hóa thương mại lớn hơn những bất lợi.
Tuy nhiên, quá trình cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các nước thành viên WTO không diễn ra một cách dễ dàng mà gặp nhiều khó khăn trở ngại do sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];