Có bao nhiêu nước và vùng lãnh thổ tiếp giáp với biển Đông?

Các nước và vùng lãnh thổ tiếp giáo với biển Đông? Ai có quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh?

Đăng bài: 12:22 27/03/2025

Có bao nhiêu nước và vùng lãnh thổ tiếp giáp với biển Đông?

Biển Đông là tuyến đường giao thông biển quan trọng nối liền các khu vực như Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và châu Á – châu Âu. Đây là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới, với khoảng 150-200 tàu qua lại mỗi ngày. Nhiều quốc gia Đông Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, phụ thuộc vào Biển Đông để vận chuyển hàng hóa, với hơn 45% lượng vận tải toàn cầu đi qua đây. Biển Đông có vai trò quan trọng về địa-chính trị, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế.

Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km và quyền sở hữu vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa rộng lớn. Biển Đông cũng là nguồn tài nguyên quý giá, thúc đẩy phát triển kinh tế như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu và du lịch. Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có tiềm năng lớn trong việc phát triển các trạm thông tin, tiếp nhiên liệu, phục vụ giao thương quốc tế.

Có 9 quốc gia tiếp giáp với Biển Đông bao gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và vùng lãnh thổ Đài Loan.

Câu hỏi: Có bao nhiêu nước và vùng lãnh thổ tiếp giáp với biển Đông?

Trả lời: Có 9 nước và 1 vùng lãnh thổ

Có bao nhiêu nước và vùng lãnh thổ tiếp giáp với biển Đông?

Có bao nhiêu nước và vùng lãnh thổ tiếp giáp với biển Đông? (Hình từ Internet)

Các chính sách quản lý và bảo vệ biển Việt Nam?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về chính sách quản lý và bảo vệ biển như sau:

[1] Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.

[2] Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

[3] Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển.

[4] Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.

[5] Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển.

[6] Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo.

Ai có quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh?

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 13/2014/NĐ-CP quy định về thẩm quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh:

Thẩm quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
1. Đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
a) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương quyết định triệu tập đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, người được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức vụ, đại biểu Quốc hội theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
Đối tượng quy định tại Điểm này gọi là đối tượng 1;
b) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh quân khu quyết định triệu tập đối tượng thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quản lý, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước có trụ sở trên địa bàn quân khu, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo kế hoạch được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt;
Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh thành phố Hà Nội quyết định triệu tập đối tượng thuộc diện Ban Thường vụ thành ủy quản lý, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội; cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước có trụ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo kế hoạch được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt;
Đối tượng quy định tại điểm này gọi là đối tượng 2;
c) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh quyết định triệu tập đối tượng thuộc diện Ban Thường vụ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) quản lý, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện; cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương thuộc cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh và của Trung ương có trụ sở trên địa bàn cấp tỉnh theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
Đối tượng quy định tại điểm này gọi là đối tượng 3;
d) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện quyết định triệu tập cán bộ, công chức, viên chức quản lý, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong cơ quan, tổ chức thuộc huyện, đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
đ) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp xã quyết định triệu tập cán bộ, công chức cấp xã, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (gọi chung là thôn); trưởng các đoàn thể ở thôn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
e) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của Trung ương, tỉnh có trụ sở trên địa bàn cấp huyện quyết định triệu tập cán bộ, công chức, viên chức quản lý, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam thuộc quyền không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản này theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
Đối tượng quy định tại các Điểm d, đ và e Khoản này gọi là đối tượng 4;
g) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thẩm quyền triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho sĩ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội nhân dân không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này;
h) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho sĩ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Công an nhân dân không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.
2. Đối tượng trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
a) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh quyết định triệu tập người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 2 Điều 15 Luật giáo dục quốc phòng và an ninh (tương đương đối tượng 3) theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện quyết định triệu tập người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước quy định tại các Điểm b, c Khoản 1 Điều 15 Luật giáo dục quốc phòng và an ninh (tương đương đối tượng 4) theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
3. Đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư
a) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh quyết định triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho thành viên Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Ni trưởng, Ni sư của đạo Phật; thành viên Ban Thường vụ, Chủ tịch các Ủy ban Hội đồng Giám mục Việt Nam, Hồng y, Tổng giám mục, Giám mục, Giám mục phó, Giám mục phụ tá, Giám quản và người đứng đầu các dòng tu của đạo Công giáo; thành viên Ban Trị sự Trung ương của các hội thánh Tin lành; thành viên Hội đồng Chưởng quản, Hội đồng Hội thánh, Ban Thường trực Hội thánh, Phối sư và chức sắc tương đương trở lên của các hội thánh Cao đài; thành viên Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo; những chức vụ, phẩm trật tương đương của các tổ chức tôn giáo khác; người đứng đầu các trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này; các nhà hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật trên địa bàn theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Chủ tịch Hội đồng giáo dục và an ninh cấp huyện triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho chức việc tôn giáo, già làng, trưởng họ tộc trên địa bàn theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

Như vậy, thẩm quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh bao gồm: Đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Đối tượng trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; Đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

51 Ngô Quang Khánh

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...