Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là gì? Ưu, nhược điểm của việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển? Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cơ bản?
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là gì? Ưu, nhược điểm của việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển? Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cơ bản?
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là gì? Ưu, nhược điểm của việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển?
[1] Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là gì?
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hình thức vận chuyển sử dụng phương tiện vận tải biển và kết cấu hạ tầng (hệ thống cảng biển, cảng trung chuyển) gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các quốc gia, các vùng lãnh thổ, hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia để vận chuyển hàng hóa đến khu vực trong hoặc ngoài phạm vi của một quốc gia.
Hình thức vận chuyển này thường được sử dụng trong ngành xuất nhập khẩu để vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn, trọng tải nặng. Đối với những lô hàng, kiện hàng lớn thì hình thức vận tải biển sẽ chiếm ưu thế hơn.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 145 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 hàng hóa được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hàng hoá do người giao hàng cung cấp để đóng hàng, bao gồm:
- Máy móc, thiết bị,
- Nguyên vật liệu, nhiên liệu,
- Hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống,
- Container hoặc công cụ tương tự.
[2] Ưu, nhược điểm của việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển?
- Ưu điểm:
+ Đa dạng hàng hóa vận chuyển: Có rất nhiều loại hàng hóa có thể vận chuyển bằng đường biển, trừ những mặt hàng bị cấm dưới mọi hình thức thì vận tải biển có thể vận chuyển được các loại hàng hóa theo quy định pháp luật, hàng hóa được chia thành nhiều nhóm dựa theo phương án vận chuyển tối ưu.
+ Vận chuyển được các mặt hàng có khối lượng lớn, trọng tải lớn: Khác với đường hàng không thường dùng vận chuyển các mặt hàng nhẹ, đường biển có thể vận chuyển được các mặt hàng có khối lượng cực kỳ lớn, ngay cả những mặt hàng siêu trường, siêu trọng đều có thể vận chuyển được như ô tô, mô tô, máy bay, thiết bị máy móc cồng kềnh,...
+ Giá thành hợp lý: So với vận chuyển đường bộ và đường hàng không, vận chuyển đường biển có mức giá thành rẻ hơn. Nếu cùng một loại hàng hóa có kích thước và trọng lượng giống nhau thì lựa chọn hình thức đường biển sẽ có mức cước phí rẻ và tiết kiệm chi phí vận tải rất nhiều.
- Nhược điểm:
+ Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết tự nhiên trên biển (gió, mưa, bão, biển động, sóng thần,...)
+ Thời gian vận chuyển chậm, không phù hợp với những mặt hàng có nhu cầu vận chuyển trong thời gian ngắn và những hàng hóa nhanh hỏng.
+ Tai nạn biển: Tàu bị mắc cạn, bị cháy nổ, bị chìm do va chạm giữa các phương tiện giao thông trên biển với nhau hoặc do rơi vào vùng nước nông,... Đó cũng là một trong số ít những trường hợp hy hữu nhưng cũng có thể xảy ra.
Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cơ bản?
Bước 1: Nhận yêu cầu từ khách hàng
Bước 2: Kiểm tra giá và lịch tàu trong dữ liệu sẵn có
Bước 3: Nhận booking từ line và gửi khách hàng
Bước 4: Nhắc nhở khách hàng đóng hàng và hạ container hàng hóa trước closing time
Bước 5: Chuẩn bị chứng từ khai báo hải quan
Bước 6: Thông quan hàng xuất
Bước 7: Phát hành vận đơn
Bước 8: Gửi chứng từ cho đối tác
Bước 9: Lập chứng từ kế toán và lưu file
Lưu ý: Thộng tin Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là gì? Ưu, nhược điểm của việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển? Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cơ bản? chỉ mang tính chất tham khảo!
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là gì? Ưu, nhược điểm của việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển? Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cơ bản? (Hình từ Internet)
Vận đơn đường biển là gì? Vận đơn đường biển bao gồm những nội dung chính nào?
[1] Vận đơn đường biển là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 148 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 thì vận đơn đường biển là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
[2] Các nội dung chính của vận đơn đường biển
Theo quy định tại khoản 1 Điều 160 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015, thì Vận đơn đường biển bao gồm các nội dung chính sau:
a) Tên và trụ sở chính của người vận chuyển;
b) Tên người giao hàng;
c) Tên người nhận hàng hoặc ghi rõ vận đơn được ký phát dưới dạng vận đơn theo lệnh hoặc vận đơn vô danh;
d) Tên tàu biển;
đ) Tên hàng, mô tả về chủng loại, kích thước, thể tích, số lượng đơn vị, trọng lượng hoặc giá trị hàng hóa, nếu xét thấy cần thiết;
e) Mô tả tình trạng bên ngoài hoặc bao bì hàng hóa;
g) Ký, mã hiệu và đặc điểm nhận biết hàng hóa mà người giao hàng đã thông báo bằng văn bản trước khi bốc hàng lên tàu biển và được đánh dấu trên từng đơn vị hàng hóa hoặc bao bì;
h) Giá dịch vụ vận chuyển và các khoản thu khác của người vận chuyển; phương thức thanh toán;
i) Nơi bốc hàng và cảng nhận hàng;
k) Cảng trả hàng hoặc chỉ dẫn thời gian, địa điểm sẽ chỉ định cảng trả hàng;
l) Số bản vận đơn gốc đã ký phát cho người giao hàng;
m) Thời điểm và địa điểm ký phát vận đơn;
n) Chữ ký của người vận chuyển hoặc thuyền trưởng hoặc đại diện khác có thẩm quyền của người vận chuyển.
Lưu ý: Trong vận đơn, nếu thiếu một hoặc một số nội dung trên nhưng phù hợp với quy định tại Điều 148 của Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 thì không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của vận đơn.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];