Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Viết đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe?
Tuyển chọn 5 đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe?
Viết đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe? Học sinh lớp 3 phải có phẩm chất gì?
Đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe- Mẫu 1
Câu chuyện yêu thích của em là Ông lão đánh cá và con cá vàng. Trong truyện, em cảm thấy không thích nhân vật người vợ. Vì nhân vật này rất tham lam và độc ác. Bà ta đã bắt ông lão đến gặp cá vàng để xin điều ước. Điều ước sau lại lớn hơn điều ước trước. Bà ta còn đánh đập ông lão đánh cá. Nhưng cuối cùng, người vợ đã bị trừng phạt. Nhân vật này đã nhắc nhở em bài học về lòng tham trong cuộc sống. |
Đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe- Mẫu 2
Một nhân vật em yêu thích là Dế Mèn từ câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài. Em yêu thích Dế Mèn vì cậu là một chú dế mạnh mẽ, thông minh và dũng cảm. Ban đầu, Dế Mèn có tính cách kiêu ngạo và hay bắt nạt các loài vật nhỏ hơn. Tuy nhiên, sau khi gây ra cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã nhận ra lỗi lầm của mình và quyết tâm thay đổi. Dế Mèn bắt đầu cuộc phiêu lưu để khám phá thế giới và học hỏi nhiều bài học quý giá về tình bạn, lòng dũng cảm và sự đoàn kết. Qua những trải nghiệm và thử thách, Dế Mèn trở nên trưởng thành hơn, biết quan tâm và giúp đỡ người khác. Câu chuyện về Dế Mèn không chỉ hấp dẫn mà còn mang lại nhiều bài học ý nghĩa về cuộc sống. |
Đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe- Mẫu 3
Một nhân vật mà em yêu thích là Thánh Gióng từ câu chuyện "Thánh Gióng". Thánh Gióng là một cậu bé kỳ lạ, từ khi sinh ra đã không biết nói, không biết cười. Nhưng khi đất nước bị giặc ngoại xâm, cậu bé bỗng nhiên lớn nhanh như thổi và trở thành một người khổng lồ. Với sức mạnh phi thường, Thánh Gióng đã cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt và dùng roi sắt để đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Thánh Gióng là biểu tượng của lòng yêu nước, sự dũng cảm và tinh thần đoàn kết. Câu chuyện về Thánh Gióng không chỉ hấp dẫn mà còn mang lại nhiều bài học quý giá về lòng yêu nước và sự hy sinh vì cộng đồng. Chính những phẩm chất này đã khiến Thánh Gióng trở thành một nhân vật được yêu mến và ngưỡng mộ trong lòng nhiều học sinh. |
Đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe- Mẫu 4
Em không thích nhân vật người anh trong chuyện cổ tích Cây khế. Vì người anh là kẻ tham lam và độc ác, mặc dù đã vơ vét hết tài sản mà cha mẹ để lại. Nhưng khi thấy em mình giàu có anh vẫn không chịu được và dành giật của em. Cuối cùng người anh đã phải chuốc lấy hậu quả. |
Đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe- Mẫu 5
Thạch Sanh là nhân vật mà em yêu thích nhất trong các câu chuyện cổ tích. Chàng không chỉ tải giỏi hơn người mà còn có tấm lòng độ lượng, nhân hậu. Thấy kẻ làm ác như chằn tinh, đại bàng thì không cần ai nhờ cũng tự mình chiến đấu để bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân. Đặc biệt, tấm lòng vàng của Thạch Sanh còn thể hiện qua chi tiết, chàng tha mạng cho mẹ con Lý Thông. Dù họ đã lừa gạt, hãm hại, dồn chàng vào chỗ chết nhiều lần, nhưng chàng vẫn cho họ cơ hội làm lại. Hành động ấy, khiến hình tượng chàng Thạch Sanh trở nên vô cùng vĩ đại trong lòng em. |
Lưu ý, thông tin về Viết đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe? chỉ mang tính chất tham khảo!
>>05 đoạn văn nêu lí do em yêu thích một câu chuyện về tình yêu thương hoặc lòng biết ơn ngắn gọn?
Viết đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe?(Hình từ Internet)
Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong đánh giá học sinh Tiểu học?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 16 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm trong đánh giá học sinh như sau:
- Chịu trách nhiệm đánh giá, tổng hợp kết quả giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh cho lớp học sau.
- Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và đánh giá kết quả giáo dục của mỗi học sinh.
- Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn. Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về nội dung và cách thức đánh giá theo Quy định này; phối hợp và hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá.
Quyền và trách nhiệm của học sinh trong hoạt động đánh giá là gì?
Căn cứ theo Điều 17 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định học sinh có các quyền và trách nhiệm sao đây:
[1] Được đưa ra ý kiến và nhận sự hướng dẫn, giải thích của giáo viên, hiệu trưởng về kết quả đánh giá.
[2] Tích cực tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn theo hướng dẫn của giáo viên.
[3] Thực hiện tốt các nhiệm vụ quy định trong Điều lệ trường tiểu học; chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường, tích cực trong học tập và rèn luyện.
>>Từ 14/02/2025 được dạy thêm cho học sinh tiểu học trong trường hợp này
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];