Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
ULIS là trường nào? Thông báo nhập học dành cho học viên vừa làm vừa học khóa QH2025?
ULIS là trường gì? Cơ sở đào tạo tổ chức thi được? Đối tượng, điều kiện dự tuyển đối với tuyển sinh đại học?
ULIS là trường gì? Thông báo nhập học dành cho học viên vừa làm vừa học khóa QH2025?
ULIS là trường gì?
ULIS là trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội . Tiền thân của ULIS là Trường Ngoại ngữ thành lập năm 1955 tại Việt Nam Học xá (nay thuộc phường Bách Khoa, Hà Nội). Trải qua hơn 65 năm xây dựng và phát triển, trường trở thành trung tâm đào tạo giáo viên và cán bộ ngoại ngữ lớn nhất, có vị trí trường đầu ngành ngoại ngữ của cả nước.
Trường có nhiệm vụ đào tạo giáo viên và cán bộ ngoại ngữ khởi thủy ban đầu với 2 ngành học là tiếng Nga và tiếng Hoa (Trung Quốc).
Năm 1958, Trường Ngoại ngữ được sáp nhập, trở thành Khoa Ngoại ngữ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Năm 1964, từ các phân khoa ngoại ngữ, Bộ Giáo dục ra quyết định thành lập 4 khoa: Khoa Nga văn, Khoa Trung văn, Khoa Anh văn và Khoa Pháp văn.
Năm 1967, Thủ tướng Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định 128/CP năm 1967 chia Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thành 3 trường đại học Sư phạm thuộc Bộ Giáo dục : Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội.
Việc thành lập Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội trên cơ sở 4 khoa ngoại ngữ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là bước phát triển vượt bậc của ngành ngoại ngữ nước nhà, đáp ứng nhu cầu cấp bách đào tạo giáo viên và cán bộ ngoại ngữ cho sự nghiệp giáo dục và cho công cuộc xây dựng , bảo vệ Tổ quốc.
Năm 1993, trước yêu cầu đổi mới hệ thống giáo dục đại học, Chính phủ đã quyết định thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở sáp nhập 3 trường đại học lớn của cả nước ở Thủ đô Hà Nội là Trường Đại học Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1.
Là một trong 3 trường thành viên đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội đổi tên thành Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN.
Thông báo nhập học dành cho học viên vừa làm vừa học khóa QH2025 của trường Đại học Ngoại ngữ?
(1) Thời gian nhập học:
Thời gian: Từ 8h00 đến 11h00 sáng Chủ Nhật, ngày 13 tháng 04 năm 2025.
Địa điểm: Hội trường Vũ Đình Liên, trường ĐHNN, ĐHQGHN
(2) Các giấy tờ phải nộp khi nhập học:
01 Phiếu đăng ký xét tuyển đại học vừa làm vừa học năm 2025 (theo mẫu do Trường Đại học Ngoại ngữ cung cấp có xác nhận của cơ quan công tác hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú);
01 Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học được chứng thực;
01 Bản sao Bảng điểm đại học được chứng thực;
01 Bản sao Giấy khai sinh hoặc Căn cước công dân được chứng thực;
01 Bản sao Chứng chỉ năng lực ngoại ngữ theo khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được chứng thực (nếu có);
04 ảnh chân dung 4×6 chụp trong 6 tháng gần nhất.
(3) Học phí
Học phí mỗi năm thu 2 đợt, 1 khóa học thu 6 đợt.
Học phí thu đợt 1: 9.000.000 đồng (5 tháng x 1.800.000 đồng/tháng)
Thời gian nộp học phí: Từ 13/04/2025 đến hết ngày 20/04/2025
Hình thức nộp: học viên chuyển tiền vào tài khoản Nhà trường (theo hướng dẫn đính kèm)
Lưu ý:
Sau ngày 20/4/2025, những thí sinh trúng tuyển không làm thủ tục nhập học trực tiếp tại Trường được xem như từ chối quyền trúng tuyển và Hội đồng tuyển sinh sẽ xóa tên khỏi danh sách trúng tuyển chính thức.
Hội đồng tuyển sinh sẽ tiến hành hậu kiểm các điều kiện trúng tuyển theo từng đối tượng sau khi thí sinh nộp hồ sơ nhập học 01 tháng. Những thí sinh không đáp ứng đủ các điều kiện trúng tuyển sẽ bị loại khỏi danh sách trúng tuyển chính thức.
Những học viên tốt nghiệp đại học tại nước ngoài phải nộp giấy công nhận văn bằng của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho trường trước ngày 30/05/2025.
ULIS là trường gì? Thông báo nhập học dành cho học viên vừa làm vừa học khóa QH2025? mang tính tham khảo.
>> UED là trường gì? Các ngành đào tạo nổi bật của UED 2025?
>> PTIT là trường gì? PTIT thuộc quản lý của Bộ nào?
ULIS là trường gì? Thông báo nhập học dành cho học viên vừa làm vừa học khóa QH2025? (Hình từ Internet)
Đối tượng, điều kiện dự tuyển đối với tuyển sinh đại học hiện nay?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về trường hợp được bảo lưu kết quả trúng tuyển như sau:
- Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức), bao gồm:
+ Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương;
+ Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.
- Đối tượng dự tuyển quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định tại Điều 9 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ;
+ Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành;
+ Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.
- Đối với một chương trình đào tạo hoặc một ngành đào tạo áp dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh, cơ sở đào tạo có thể quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện dự tuyển cho mỗi phương thức tuyển sinh nhưng phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT
- Đối với thí sinh khuyết tật bị suy giảm khả năng học tập, cơ sở đào tạo thực hiện các biện pháp cần thiết và tạo điều kiện tốt nhất để thí sinh có nguyện vọng được đăng ký dự tuyển và theo học các ngành phù hợp với điều kiện sức khỏe của thí sinh.
Cơ sở đào tạo tổ chức thi tuyển sinh đại học được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 05/05/2025), (có cụm từ bị thay thế bởi điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 05/05/2025) quy định về phương thức tuyển đại học như sau:
- Các kỳ thi phục vụ xét tuyển do cơ sở đào tạo tự tổ chức, hoặc do một nhóm cơ sở đào tạo hợp tác tổ chức và giao một cơ sở đào tạo chủ trì (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo tổ chức thi).
- Cơ sở đào tạo tổ chức thi phải bảo đảm đủ năng lực về đội ngũ, cơ sở vật chất và các điều kiện khác để tổ chức kỳ thi khách quan, nghiêm túc, chuyên nghiệp, an toàn, thuận tiện và hiệu quả; cụ thể như sau:
+ Phải có bộ phận chuyên trách công tác khảo thí đủ năng lực quản lý và tổ chức thực hiện toàn bộ quy trình của công tác thi;
+ Đội ngũ cán bộ tham gia công tác tổ chức thi phải đủ số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn phù hợp để bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ trong từng quy trình của công tác thi;
+ Các quy trình và phân công trách nhiệm các bộ phận tham gia phải đầy đủ, rõ ràng và hiệu quả, bảo đảm tính độc lập, khách quan giữa các khâu và các bộ phận; có biện pháp hiệu quả chống gian lận và lạm dụng;
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị và phần mềm phải phù hợp với quy mô và hình thức tổ chức thi, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ hiệu quả cho thực hiện các quy trình trong công tác tổ chức thi, bao gồm cả yêu cầu về bảo mật, an toàn, an ninh, chống gian lận trong kỳ thi;
+ Trường hợp tổ chức thi trực tuyến phải thực hiện đầy đủ biện pháp để bảo đảm kết quả đánh giá tin cậy và công bằng như đối với hình thức thi trực tiếp, đồng thời toàn bộ diễn biến của buổi thi được ghi hình, ghi âm và lưu trữ.
- Cơ sở đào tạo tổ chức thi phải xây dựng quy chế thi và đề án tổ chức thi (có thể tích hợp trong thông tin tuyển sinh), công bố trên trang thông tin điện tử của đơn vị đồng thời gửi về cơ quan quản lý trực tiếp và Bộ GDĐT để báo cáo ít nhất 30 ngày trước khi thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi.
- Cơ sở đào tạo tổ chức thi chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác trước, trong và sau kỳ thi, bao gồm cả trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về chất lượng đề thi, quy chế thi, đề án tổ chức thi, việc triển khai đề án tổ chức thi, và công bố phổ điểm chi tiết làm căn cứ cho việc xác định quy tắc quy đổi tương đương với kết quả thi tốt nghiệp THPT.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];