Tổng hợp 04 mẫu bài dự thi cuộc thi Sáng tác cùng Dế Mèn 2025?

Tổng hợp những bài dự thi cuộc thi Sáng tác cùng Dế Mèn 2025? Các cấp học và độ tuổi của giáo dục tiểu học được quy định như thế nào?

Đăng bài: 18:00 18/04/2025

Tổng hợp 04 mẫu bài dự thi cuộc thi Sáng tác cùng Dế Mèn 2025?

Cuộc thi Sáng tác cùng Dế là một sân chơi văn học – nghệ thuật thú vị và bổ ích, được thiết kế dành riêng cho các em thiếu nhi. Dưới đây là một số mẫu truyện ngắn cuộc thi Sáng tác cùng Dế Mèn hay, bạn có thể tham khảo:

Dế Mèn và Cánh rừng không lối thoát

Những giọt nắng ban mai vừa hé lộ sau một cơn mưa dài, những giọt sương long lanh đang còn đọng lại trên ngọn cỏ. Mặt trời vừa lên cao, Dế Mèn nằm duỗi người dưới “mái lều” sen to, che hết cả thân người dế mèn, tận hưởng hơi lạnh vẫn còn sót lại sau cơn mưa hôm qua, đang liu diu trong những giấc mơ không hồi kết thì tiếng thốt văng vẳng của Nhện Xám vang lên:

- “Cứu với, cứu với! Bọ Dừa đang bị lạc ở trong rừng gai rồi, cứu với, cứu với.”

Nghe thấy vậy, Dế Mèn bật dậy ngay đi tìm Chuồn chuồn ớt và Kiến Đen, kéo theo 2 người bạn của mình lên đường để cứu Bọ Dừa. Khu vực rừng gai vốn là nơi cấm mà các loài vật nhỏ bé. Lời đồn dân gian kể rằng, trong khu vực rừng gai đó có một gã Quạ Đen hung dữ canh giữ cùng với đó là sự chuyển động mạnh của những bụi gai xù xì.

Trên đường, Dế Mèn chủ động, khéo léo chỉ đường cho những người bạn của mình cùng với đó là sự nhạy bén trong việc dùng lá cọ chắn gai để che chở cho những người bạn của mình. Không những vậy, Dế Mèn vẫn không quên động viên những người bạn của mình. Càng đi vào sâu, những tia nắng càng nhạt dần, những chiếc gai như bàn tay nhọn hoắt vươn ra từ bốn phía như muốn ăn thịt những người bạn của Dế Mèn.

Chuồn Chuồn ớt bỗng lên tiếng, giọng run run: “Dế Mèn, tớ nghe thấy tiếng khóc từ đâu đó.”

Bỗng trong rừng gai không một tiếng động, chỉ nghe tiếng những giọt nước dư âm của trời mưa hôm qua. Càng đi lại gần, tiếng khóc càng lớn, tiếng nức nở vọng lại từ một gốc cây mục sâu thẳm. Những bước chân rón rén tiến tới, trong bụi cây ấy tiếng khóc the thẽ vẫn tiếp tục vang. Vạch nhánh gai ra, ai nấy đều vui mừng cười rỡ, Bọ Dừa nín khóc, co ro, đôi chân sưng tẩy. Kiến Đen nói: “Mình phải đưa cậu ấy ra khỏi đây ngay.”

Nhìn đi nhìn lại, nhìn tới nhìn lui, chẳng có 1 chút ánh sáng nào le lói cả. Đường về nhà giờ đây đã bị những cây gai xấu xí che lắp. Dế Mèn và những người bạn phải tìm đường mới về nhà.

Trong lúc cả đám đang suy nghĩ, bỗng một tiếng la to lớn vang lên: “Quác”. Thì ra Quạ Đen tới. Dế Mèn nhanh trí ra hiệu mọi người đứng im, nấp vào kẽ đá. Ai nấy đều nghe theo hiệu lệnh của Dế Mèn. Nhưng không may thay, Chuồn chuồn ớt lỡ va vào một cành cây khô, không may tiếng động phát lên, tạo nên sự chú ý dành cho Quạ Đen.

Quạ Đen lượn xuống đi cùng với đôi mắt sắc lạnh, ánh mắt của quỷ dữ, quát lên rằng:

“Các ngươi là ai? Sao lại dám đến chốn này, ai cho phép các ngươi vào đây?”

Ai nấy cũng đều run sợ, chỉ có mỗi Dế Mèn vẫn giữ được sự bình tĩnh. Bước lên, cất tiếng nói dõng dạc: “Tôi là Dế Mèn. Bạn tôi vô tình bị lạc vào trong khu rừng này. Chúng tôi vào đây với mục đích chỉ muốn dẫn bạn của mình ra, không có ý xấu, chúng tôi không muốn gây rắc rối đến nơi đây.”

Quạ Đen trầm ngâm đến lạ, ánh mắt buồn rầu, trầm ngâm một lát rồi cất tiếng nói:

“Ta từng là kẻ bị ruồng bỏ, các người cứu bạn thể hiện tinh thần bạn bè rất tốt. Các ngươi hãy theo ta, ta sẽ dẫn các người ra ngoài.”

Ai nấy cũng đều chuyển đổi trạng thái từ run sợ sang ngỡ ngàng, ngơ ngác bật ngữa, không ai tin vào mắt mình. Quạ Đen đưa đường dẫn lối, những bụi gai như tách ra để nhường lối. Ánh sáng dần hiện ra ở phía cuối con đường.

Ra khỏi bụi gai rừng, ai nấy đều phân khích. Bỗng Bọ Dừa bật khóc. Không phải vì đau mà là vì cảm động. Dế Mèn siết chặt tay bạn, nói rằng: “Chúng ta là bạn bè, dù cho khó khăn như thế nào cũng không bỏ nhau.”

Quạ Đen đứng trên “mái hiên” sen của Dế Mèn, dòm xuống, nhìn với ánh mắt ấm áp. Từ hôm ấy, rừng Gai không còn là nỗi ám ảnh với những sinh vật nhỏ bé nữa. Ai nấy cũng đều tin rằng, dù cho như thế nào, chỉ cần có nhau thì mọi chuyện ắt sẽ vượt qua.

Xem thêm mẫu truyện ngắn dự thi cuộc thi Sáng tác cùng Dế Mèn 2025: Tại đây

Thông tin về Mẫu truyện ngắn dự thi cuộc thi Sáng tác cùng Dế Mèn 2025 chỉ mang tính tham khảo.

Mẫu truyện ngắn dự thi cuộc thi Sáng tác cùng Dế Mèn 2025?

Mẫu truyện ngắn dự thi cuộc thi Sáng tác cùng Dế Mèn 2025? (Hình từ Internet)

Các cấp học và độ tuổi của giáo dục tiểu học được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
...

Theo đó, giáo dục tiểu học được học trong 05 năm học, lớp 1 đến lớp 5. Độ tuổi của giáo dục tiểu học bắt đầu từ lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm.

Cơ quan nào có quyền quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng cho cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Luật Giáo dục 2019 quy định về sách giáo khoa phổ thông như sau:

Sách giáo khoa giáo dục phổ thông
1. Sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội; sách giáo khoa thể hiện dưới dạng sách in, sách chữ nổi Braille, sách điện tử;
b) Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Tài liệu giáo dục địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức biên soạn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Như vậy, Ủy ban nhân dân là cơ quan có quyền quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng cho cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn.

15 Ngô Quang Khánh

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...